Saturday, March 6, 2010

Thể dục chuyên môn - AIKITAISO

Chúng ta đã biết Aikido chủ trương phối hợp sức mạnh của thể chất với sức mạnh tinh thần và phát triển sức mạnh tổng hợp đó trong các động tác kỹ thuật của bộ môn.
Do sự chỉ đạo của một tinh thần thống nhất, tập trung “Ở ĐIỂM DUY NHẤT”, vùng bụng ngay dưới lỗ rốn, mà sức mạnh cơ thể vốn thường tản mạn khắp nơi trong cơ thể được phối hợp liền lạc. Nhờ đó, lúc TĨNH, toàn thân được thư giãn, mềm mại, nghỉ ngơi, nhưng lúc ĐỘNG (do sự chỉ huy của tinh thần hợp nhất), lực đó lập tức phát động từ ĐIỂM DUY NHẤT, một mặt xuống chân tạo thành chân đế vững vàng, một mặt ra vai tay để phối hợp với lực tấn công mà hóa giải. Một khi đã đạt được đúng THỜI ĐIỂM, cái cộng lực TRONG (lực tổng hợp của bản thân) và NGOÀI (lực tấn công) sẽ tạo thành một sức mạnh rất lớn và còn gia tăng theo tốc độ của động tác. Do đó các kỹ thuật sẽ trở nên rất hữu hiệu.
Trong tập luyện AIKIDO, chúng ta đánh giá rất cao phần luyện tập thể dục chuyên môn này vì đó là những bước tập cơ bản nhất để đưa môn sinh từ chỗ đơn giản đến phức tạp: từ luyện tập một mình (đơn luyện) để tiến tới song luyện và rồi đối luyện với nhiều người, phần luyện tập này giúp chúng ta tìm biết (cảm nhận) mà tập trung toàn lực vào ĐIỂM DUY NHẤT (còn gọi là ĐỊNH KHÍ ĐAN ĐIỀN), tập duy trì sự tập trung này trong tập luyện và tập phát động tổng lực từ đó trong mọi động tác (vận khí phát lực).
Qua chuyên cần luyện tập, chúng ta có thể thường xuyên duy trì điểm duy nhất này theo quán tính để đạt hiệu năng tối đa trên sân tập cũng như trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Sự luyện tập để thường xuyên duy trì ĐIỂM DUY NHẤT này giống như người tập đi xe đạp. Lúc đầu anh ta phải cố gắng mới giữ được thăng bằng cho xe khỏi đổ, sau giữ thăng bằng, vừa đạp phải vừa lái xe nữa. Nhưng tới khi đã thành thạo rồi anh ta có thể lái xe đi tới nơi định trước, khéo léo tránh ổ gà, bấm chuông, bóp thắng theo nhu cầu… mà đâu cần phải quan tâm đến việc giữ thăng bằng nữa?
Sau đây là những thế đơn luyện quan trọng trong phần thể luyện chuyên môn và một số ứng dụng song luyện, được sắp xếp từ vận động tại chỗ đến di động và xoay chuyển để phù hợp trong ứng dụng thực tế. Nói cách khác, các môn sinh được hướng dẫn luyện tập duy trì ĐIỂM DUY NHẤT trong mọi tư thế và vận động đa dạng tiến tới duy trì thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày.


1. IKKYO UNDO


[Image]


Đứng thẳng cột sống, dang hai chân cách nhau chừng 20 cm, mắt nhìn thẳng, vai buông lỏng, bàn tay phải nắm lên lưng bàn tay trái (gần sát cổ tay).
- Đếm 1: vừa tăng áp lực từ bàn tay phải lên bàn tay trái vừa đưa lên ngang giữa ngực cho cơ cổ tay dãn tối đa, đồng thời thở ra qua lỗ mũi, dùng ý phát lực từ ĐIỂM DUY NHẤT (căng lên) qua vai, cánh tay và bàn tay trái, để dù bị áp lực của bàn tay phải mà khí lực vẫn buông qua cổ tay bị bẻ gập, qua ngón tay mà thoát ra ngoài.
- Đếm 2: bàn tay phải vẫn nắm nguyên vị trí nhưng nới lỏng áp lực và thả bàn tay trái xuống trước bụng dưới, đồng thời hít hơi nhẹ vào qua lỗ mũi .
-Lần lượt tập hai bên trái phải, mỗi bên 8 lần.


2. NIKYO UNDO

[Image]


Đứng như thế tập ở trên, duỗi cánh tay trái về trước ngang tầm vai, lòng bàn tay hướng sang trái, ngón cái phía dưới. Cánh tay phải duỗi song song, bàn tay úp lên lưng bàn tay trái, ngón cái phải nằm lên mép bàn tay trái.
- Đếm 1: Bàn tay phải kéo bàn tay trái về sát ngực, hạ thấp hai cùi chỏ xuống đồng thời thở ra, phát lực từ nhất điểm qua vai, tay và bàn tay trái ra ngoài dù cho đang bị bàn tay phải bẻ xoắn.
- Đếm 2: Vừa duỗi tay về trước như cũ vừa hít nhẹ qua mũi.
- Mỗi bên tay tập 8 lần.


3. SANKYO UNDO


[Image]


Đứng như trên tay trái buông xuống, bàn tay úp xuống đất. Bàn tay phải nắm bàn tay trái, ngón cái phải đặt lên lưng bàn tay trái (các ngón kia nằm phía dưới các ngón trỏ, giữa, áp út và út bên trái).
- Đếm 1: Bàn tay phải vừa xoay bàn tay trái ra phía sau vừa đưa lên sang trái cho cẳng tay trái dựng đứng lên. Thở hơi ra theo động tác, đồng thời dùng ý phát lực từ NHẤT ĐIỂM qua cánh tay, bàn tay trái ra ngoài.
- Đếm 2: Hạ bàn tay tái xuống vị trí ban đầu đồng thời hít nhẹ vào.
- Lần lượt tập cả hai bàn tay, mỗi bên 8 lần.


4. KOTE GAESHI UNDO


[Image]


Đứng như trên. Bàn tay trái đưa lên ngang cổ, xoay và hướng lòng bàn tay sang trái, mép bàn tay (ngón út) hướng vào cổ. Ngón cái phải đặt lên lưng bàn tay trái dưới ngón út và áp út, các ngón kia nằm vào gót ngón cái trái.
- Đếm 1: Bàn tay phải vừa kéo bàn tay trái xuống trước bụng vừa tăng áp lực lên ngón cái phải đè vặn bàn tay trái, đồng thời thở ra theo động tác, ý phát lực từ NHẤT ĐIỂM qua vai, tay trái thoát ra ngoài.
- Đếm 2: Nơí áp lực ngón cái phải trả hai tay về vị trí ban đầu đồng thời hít nhẹ vào.
- Ghi chú:Trong các thế tập từ 1 tới 4, tay nọ giữ vai trò đối phương để tập cho tay kia phát khí lực ngay cả trong khi bị khống chế ở tay


5. SAYU UNDO

[Image]

Đứng thẳng lưng, nhìn về phía trước, bước ngang sang hai bên 1 bước (gấp đôi khoảng cách giữa hai vai), hai bàn chân mở ra. Hai tay đưa sang phải, ngang ngực, lòng bàn tay hướng lên. Nhớ luôn duy trì NHẤT ĐIỂM (h9a).
- Đếm 1: Gấp cong gối trái đưa thân sang trái (lưng vẫn thẳng đứng) đồng thời phát lực từ NHẤT ĐIỂM bằng cách xoay eo, vung hai tay từ phải sang trái theo đường vòng cung lên qua mặt rồi đè chếch xuống ngang vai trái, cảm giác nặng dọc phần dưới cánh tay. (h9b-c).
- Đếm 2: Đẩy mạnh chân trái đưa thân sang phải, cong gối phải đồng thời xoay eo phát lực vung hai tay qua mặt rồi hạ để xuống ngang vai phải (động tác đối xứng với động tác bên trái).
Biến thế: Di chuyển vị trí sang trái, phải.
- Đếm 1: Lê bàn chân phải bước ngang qua trước bàn chân trái, lê tiếp bàn chân trái sang trái một bước, vừa xoay eo phát lực vung tay trái qua trái vừa hạ cong gối trái và đè hai tay xuống.
- Đếm 2: Lê bàn chân trái sang bàn chân phải, lê tiếp chân trái sang phải một bước, vừa xoay eo phát lực vung hai tay qua phải vừa hạ cong gối phải và đè hai tay xuống.



[Image]


6. FUNE-KOGI UNDO

[Image]

Bước chân trái một bước về phía trước, bàn chân trái thẳng về phía trước, gối trước cong, chịu 6/10 trọng lượng cơ thể. Xoay bàn chân nằm ngang, phía sau bàn chân trái, duỗi gối phải gần thẳng và chịu 4/10 trọng lượng thân. Lưng luôn giữ thẳng, hai tay buông lỏng 2 bên (hình7d).
- Đếm 1: Duỗi gối phải để đưa trọng lượng thân về trước khiến gối phải cong xuống, đồng thời vừa đẩy mạnh hai cổ tay về phái trước bụng vừa dùng ý phát lực từ NHẤT ĐIỂM và thở nhanh ra.
- Đếm 2: Duỗi chân trái ra để chuyển trọng lượng thân về phía sau như ngồi lên chân sau trong khi gối phải cong xuống, hai tay hơi co lên ngang thắt lưng, quặp cổ tay xuống, hít hơi nhẹ vào.(h7c)
Sau khi thuần thục và tăng tốc độ các động tác trên để tập vừa di động thân tới lui nhanh vừa duy trì được NHẤT ĐIỂM và phát lực theo động tác, đổi thế đứng và tập thuần thục với chân phải phía trước.
Kế đó tập đổi hướng 180o bằng gót chân mà không để mất NHẤT ĐIỂM, tập đổi hướng qua lại nhiều lần, gia tăng tốc độ.



[Image]



7. MEN - UCHI IKKYDO UNDO



[Image]


Bước chân trái về phía trước, cong gối trái, đồng thời phát lực từ nhất điểm, thở ra và vung hai tay mạnh từ dưới lên ngang trước mặt (theo đường vòng cung), ngón tay duỗi thẳng, mép bàn tay hướng về phía trước (để đỡ) (h8b).
Lập lại thế tập nhiều lần và đôi chân đứng cho thuần thục cả hai bên trái, phải. Sau đó tập biến thế đổi hướng 180o (ZENGO UNDO) liên tục cho nhuần nhuyễn. Luôn duy trì ĐIỂM DUY NHẤT trong mọi tư thế chuyển tiếp. Biến thế xoay chuyển và bước đổi 8 hướng là HAPPO UNDO.
Ghi chú: cần ghi nhớ trong các thế tập có di động thân pháp như thế tập 7 và 8 trên đây thì không duỗi gối quá thẳng, vì như thế sẽ làm khớp bị “khóa” khiến khí lực không lưu thông được, các động tác không thể linh động và phát lực mạnh được.

[Image]

8. KOKYU HO UNDO



[Image]



Đứng thủ thế: Chân trái bước tới một bước, gối hơi cong, bàn chân phải xoay ngang sau bàn chân trái, chân phải duỗi 8/10. Tay trái đưa về phía trước, bàn tay mở và hạ thấp gót tay xuống. Bàn tay phải đặt ở trước rốn cũng mở rộng, gót tay cũng hạ thấp xuống.
- Đếm 1: Bước chân phải lên một bước, đưa tay phải ra, đồng thời co tay trái về trước NHẤT ĐIỂM. Gập cổ tay phải chúc ngón tay đất.
- Đếm 2: Chùng gối phải xuống, dồn trọng lượng thân lên chân phải làm trụ, xoay vòng chân trái sát đất ngược chiều kim đồng hồ (về phía sau) 180o, đồng thời múc tay phải vòng xuống rồi múc lên, thủ thế với chân phải ở trước.
Lập lại thế tập nhiều lần liên tục, lần lượt từ thế thủ chân trái trước sang thế thủ chân phải trước và ngược lại cho tới khi động tác mềm mại liên tục, duy trì được NHẤT ĐIỂM và phát lực vào tay múc xuống mà chân vẫn vững vàng, linh động.



[Image]



Nguồn: Ngô Quyền - thegioivothuat.net


Dưới đây là video clip để mọi người có thể tham khảo:




Ikkyo - Ude Osae



Ikkyo - Omote




Ikkyo Ura


Ghi chú: Ikkyo hay với tên cũ là Ude Osae

1. Cách nắm bắt và khống chế

Để ý là khi đánh ikkyo các bộ nắm tay thì cái tay ngoài của Tori phải nằm ở ngay cổ tay của Uke hoặc là nắm ở bàn tay và phải nắm chặt. Trong khi đó tay còn lại đặt ở cùi trỏ của Uke và không cần nắm chặt lắm. Chú ý, khi nắm chặt, tori nắm theo kiểu nắm chuôi kiếm, trong đó ngón út rất quan trọng và nhiều người chỉ nắm bằng 3 ngón: ngón cái và ngón trỏ để tăng thêm áp lực hoặc đổi hướng.

Hãy xem bàn tay của đạo chủ
[Image]
Hình 1. Đạo chủ Moriteru

[Image]
Hình 2. Đạo chủ Moriteru




Trong trường hợp đánh bộ Shomen hay Yokomen (hay tùy trường hợp cụ thể), thì tay của tori đặt ở cùi trỏ của Uke có nhiệm vụ khống chế cẩn thận, hoặc nắm chặt, còn tay ngoài thả lỏng rồi đẻ lên cánh tay hay cổ tay của Uke để mà hạ xuống. Hình ở dưới đây của Yamada hướng dẫn cách vào đòn

[Image]
Hình 3. Yamada Shihan hướng dẫn đòn Ikkyo

[Image]
Hình 4. Yamada Shihan hướng dẫn đòn Ikkyo Ura




Tay trong của Tori (tay đặt ở cùi trỏ của Uke) khống chế hay nắm chặt, còn tay ngoài thì thả lỏng và chém xuống như chém kiếm. Chém đến ngang tầm bụng rồi mới nắm vô cổ tay của Uke. Chú ý hướng tay nên đi theo hướng xuống đất hoặc vòng theo hướng chân sau rút về (việc này tùy theo Tori tenkan ít hay nhiều, và muốn đánh Uke té ngay tại chỗ hay té theo vòng tròn).

2. Cách vào đòn

Nếu đánh Omote, Tori vào đòn trước mặt. Nếu đánh Ura Tori vào đòn phía sau. Để ý mũi chân của thầy Yamada (Hình 4). Mũi chân nằm ngay mũi chân trước của Uke, rất tiện cho việc Tenkan ra sau lưng để đánh Ura. Nếu bạn vào Omote, rồi lại bước ra sau lưng để đánh Ura thì sẽ bị lỡ nhịp.

Một điều nữa, là khi đánh Ura, lúc quay, mắt của bạn phải nhìn về phía mà bạn muốn đánh Uke xuống, chứ không nhìn vào Uke. Mọi người có thể thấy hướng mắt của đạo chủ ở Hình 1. Vì nếu bạn nhìn Uke, lực hông của bạn sẽ bị giảm đi rất nhiều khi quay. Chú ý tai trong của Tori luôn phải nằm trước mặt và trên trục. Trái lại khi đánh Omote thì lúc nào mắt cũng phải nhìn và quà sát cả người của Uke và trục người luôn phải chiếm trục của Uke.

Một điều quan trọng là khi Uke nằm dưới đất rồi, Tori mới được ngồi xuống để thực hiện khóa kết đòn. và trong suốt quá trình thực hiện đòn từ lúc đánh tới lúc kết thúc đòn và đứng lên Tori luôn phải giữu chắc tay của Uke và giữ nguyên áp lực. Vì nếu bạn chỉ thả lỏng 1 chút là Uke sẽ lấy lại thăng bằng và đứng lên được ngay để phản đòn.

Từ khi Uke té xuống cho tới lúc nằm hoàn toàn trên mặt dất phải luôn khống chế cánh tay của Uke, và giữ nguyên áp lực. Nên khóa vai của Uke lại bằng cách đưa cánh tay của Uke chếch lên phải trên đầu khoảng 15-45 độ so với vai của Uke rồi mới ngồi xuống đẻ thực hiện khóa đòn.

3. Kết đòn
[Image]
Hình 5. Đạo chủ Moriteru



Hai tay vẫn nắm chặt, lưng thẳng. Tay Uke chéo với ngời Uke một góc 110-125 độ. Lúc này, tay Uke hoàn toàn thẳng và bị khống chế ở đúng ngay cùi chỏ. Chú ý, 2 chân của Tori quì ở dạng shiko, không phải Seiza, nghĩa là các ngón chân đều nhón lên. Ở tư thế này Tori sẽ tạo thành một hình khối tam giác rất vững.
[Image]
Đạo chủ Moriteru

[Image]
Kuribayashi Shihan




Chú ý: Một lỗi thường gặp trong đòn này là Tori không làm mất thăng bằng của Uke. Tori có thể làm theo cách sau để chấm dứt trình trạng này.

1- Đẩy cùi chỏ của Uke vào mặt của Uke.
2- Sau đó cắt cánh tay Uke xuống gần mặt đất
3- Xoay tenkan.



_aikidude_
Nguồn: hkd

Kote gaeshi

Kote-gaeshi là bẻ cổ tay ra ngoài (Wrist turn-out), thông thường khi khởi động với kote-gaeshi undo, ngón tay cái đặt mạnh lên lưng bàn tay kia ngay chỗ nối đốt xương của ngón tay út và tay đeo nhẫn (gamut point), đây cũng là một cái huyệt quan trọng của bàn tay.

Nếu đánh Kote-gaeshi-nage, thì dĩ nhiên mình phải đi chuyển để kéo Uke té tùy theo cái trọng tâm của mình. Nếu quá gần, thì phải xoay hông. Trong thực tập, khi sử dụng kote-gaeshi-nage, phải thả lỏng, không đè nặng trên cổ tay của uke, hoặc thay vì đè trên lưng bàn tay, hãy nắm cổ tay của uke để tránh thương tích khi té nổ.

Cái lỗi thông thường khi ra đòn Kote-gaeshi hay kote-gaeshi-nage là dở tay uke lên cao. Nên nhớ là lúc nào cũng phải giữ bàn tay của uke bằng hoặc thấp hơn thắc lưng. Nếu là kote-gaeshi-nage, thì phải kéo bàn tay của uke thấp xuống rồi mới bẻ thi uke phải té


Shiho nage

Dưới đây là hai clip, thực hiện đòn Shiho - Nage của Đạo chủ Moriteru Ueshiba






Friday, March 5, 2010

4 Điều quan trọng khi luyện Aikido



Thứ nhất: Hãy thành thật!

Không chỉ riêng trong môn Hiệp Khí Đạo mà trong bất kì môn học nào, sự thẳng thắn luôn luôn thiết yếu. Nhiều người bị những kinh nghiệm của chính bản thân cản trở nên khó có thể học tập một điều gì mới một cách cởi mở. Những người như thế đã vướng vào một tật xấu. Họ thường phê phán sự việc đơn thuần dựa trên căn bản kinh nghiệm hẹp hòi của bản thân và nghĩ rằng cái gì hợp với họ là đúng, cái gì không hợp là sai. Tiến bộ không nằm trên còn đường đó.

Giả dụ, ta có một ly nước đầy, nếu ta cứ đổ mãi vào thì nước sẽ tràn ra và cuối cùng nước còn lại cũng chỉ nhiêu đó mà thôi, nhưng cái ly này đầy sao bạn không dùng cái ly khác to hơn để chứa được nhiều nước hơn ?.Cũng giống như trong đầu bạn luôn cho mình giỏi, mình hoàn hảo (ly nước đầy) thì bạn sẽ không muốn học bất kì điều nào từ người khác nữa, khi đó bạn sẽ không bao giờ tiến bộ nữa và dĩ nhiên thua người khác là chuyện khó tránh khỏi ( cái ly đầy nhưng đó là cái ly nhỏ). Nhưng nếu bạn nghĩ mình còn rất nhiều điều cần học hỏi (ly nước chưa đầy) thì bạn sẽ luôn cởi mở để học bất cứ thứ gì từ người khác miễn là điều đó tốt đẹp, khi đó cái ly của bạn ngày hôm nay sẽ to hơn cái ly ngày hôm qua và nó sẽ to ra mãi (tiến bộ mãi). Nếu đầu bạn chật ních những sự việc này , việc nọ thì bất kể bạn học điều gì, dù hay đến mấy, cũng khó mà học nổi.Thẳng thắn và thành thực là một con đường tốt để bạn vứt bỏ hết những thứ vô ích trong đầu. Hiệp Khí Đạo là một môn học giúp bạn tiến bộ trong việc di chuyển từ một thế giới ca ngợi thân xác sang một thế giới đặt trọng tâm ở tinh thần, từ một thế giới nhị nguyên sang một thế giới tuyệt đối và từ một thế giới chiến đấu sang một thế giới hòa bình. Cũng hệt như ta đi từ một thế giới âm ba sang thế giới siêu thanh vậy.

Trong khi học, nếu bạn không vận dụng mọi sự khiêm tốn thì môn học sẽ không bao giờ tồn tại với bạn. Nhiều người khẳng định rằng họ chẳng bao giờ tin điều gì từ bất cứ ai. Những người đó luôn có cảm tưởng rằng nếu họ không bị ngờ vực thì sẽ bị lừa gạt.Thực ra, điều gì cũng có thể giải thích theo hai cách, hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Nhưng rõ ràng sự ngờ vực thường xuyên chì chứng tỏ là ta đã không thể nghĩ tốt ngay cả về những điều tốt Tuy nhiên, cũng nguy hiểm không kém nếu ta tin bất cứ điều gì, bởi vì ta sẽ không thể biết lòng dễ tin của ta sẽ đưa ta đi tới đâu. Dù sao thì con người ngờ vực mọi thứ trên đời khó tránh khỏi hoài nghi ngay cả chính bản thân mình.

Những điều ta nghĩ và những điều ta hoài nghi hoàn toàn khác hẳn nhau, nhưng nhiều người vẫn lẫn lộn hai thứ. Nếu tháo đôi kiếng màu của ta ra và nhìn thẳng, ta có thể bảo cho ta biết đâu là đúng, đâu là sai. Học tập nhiều điều là một việc tốt, nhưng thật ngu dại, nếu chính ta tự làm trở ngại sự tiến bộ của mình bằng cách cứ lang thang trên quãng đường hoài nghi.Vì lẽ đó, trong Hiệp Khí Đạo, con người càng thẳng thắn và thành thực càng tiến bộ mau.

Thứ hai: Hãy kiên tâm !

Nếu bạn bắt đầu một việc gì, bạn cần làm cho tới cùng. Trong trường hợp muốn kiếm một việc gì làm giải trí thì bạn có thể làm đây một chút kia một chút, nhưng một khi đã quyết tâm rằng đây là con đường cần theo đuổi thì bỏ nữa chừng là một lầm lẫn lớn! Sự kiện này còn chứng tỏ bạn khá yếu đuối về ý chí. Trong một vài trường hợp, có những điều kiện và giới hạn buộc bạn không thể tiếp tục việc mà bạn đã bắt đầu, nhưng bởi lẽ Hiệp Khí Đạo diễn tả ngay trong đời sống hằng ngày và bởi lúc nào bạn cũng có thể xác và tinh thần nên bạn không còn lý do gì để bỏ dở cả.

Bất cứ bạn quyết tâm học điều gì, dọc đường thế nào bạn cũng gặp một vài bức tường đá.Nhưng khởi sự một việc gì rồi sau đó bỏ ngay tức thì lại là một việc khác hẳn. Ở trường hợp sau này, người ta đã tỏ ra không có thực tâm muốn đi xa dù khi khởi sự có thể hết sức nhiệt tình. Trong việc rèn luyện Hiệp Khí Đạo cũng không thiếu những người rơi vào trường hợp này. Việc bỏ dở thường xảy ra nhiều ở các tháng đầu, khoảng từ hai, ba tháng tới sáu, bảy tháng. Khi đã theo được một năm thì việc luyện tập tiếp tục có thể kéo dài. Nói khác đi cần phải học hết một năm mới biết mùi vị môn học ra sao. Những người bỏ Hiệp Khí Đạo sau khi theo học chừng một tháng thỉ chưa thể hiều thế nào là Hiệp Khí Đạo cả.

Bất chấp quả chuông to lớn cỡ nào, ta chỉ cần gõ nhẹ nhất định nó phải buông ra một tiếng. Ta cần hiểu, tiếng kêu nhỏ chính là do sự yếu đuối của cái gõ chứ không phải do lỗi của quả chuông.

Cũng như câu chuyện cổ về mấy người mù và con voi.Mỗi người không thể nào sờ được toàn thân con vật mà đã quyết đoán con voi là cái phần mà người ấy sờ tới được.Từng cá nhân thì chẳng người nào nói sai nhưng điều mà mỗi người mô tả lại chẳng hề đúng với sự thật chút nào.Trừ khi ta có thể nhìn thấy toàn thể một vật, ngoài ra ta không thể hiểu rõ vật đó như thế nào.

Trong những năm qua, đã có không ít người đã đưa ra những lời lẽ chứng tỏ họ có thể gom tất cả ưu điểm của nhiều môn võ thành một môn võ. Làm được điều này rồi truyền dạy lại thì quả là hết sức cao đẹp, nhưng vẫn phải coi chừng sẽ rơi vào trường hợp của những người mù sờ voi. Khảo cứu bất cứ một điều gì cho tới mức tường tận thì đâu có dễ, nhất là trong trường hợp đối với một võ phái nói riêng.

Ta vẫn cần luôn nhớ rằng Hiệp Khí Đạo là cái gì ta sẽ tiếp tục suốt đời. Duy trì cái điểm duy nhất nơi bụng dưới để mình thoải mái và bảo toàn chân khí là những phần của một cuộc đời dễ chịu và hạnh phúc hợp với khí thiên nhiên. Bảo trì tinh thần Hiệp Khí Đạo là một yếu tố cần trong việc phát triển cá tính của ta, trong việc làm cho ta trở thành một phần tử ưu tú của xã hội. Tiếp tục nó suốt đời là con đường đúng để ta theo.

Tất nhiên, trở ngại thì lúc nào cũng đầy rẫy. Bất chợt nản chí, bất chợt muốn buông xuôi hết hoặc bất chợt lại thấy mình quá hoàn hảo tới mức tự mãn. Những lúc đó, việc bỏ cuộc rất dễ xảy ra.Thực ra, mọi trở ngại đều có thể vượt qua nếu người ta không than van, không tìm cách biện bạch cho mọi lý lẽ của mình mà cứ tiếp tục kiên nhẫn thực hành môn học.giữ được thế thì kể như đã đạp đổ bức tường ngăn chặn con đường của ta.Lúc đó, nhãn qua của bạn sẽ mở rộng, sự vật trở nên thú vị hơn và ta sẽ tiến bộ điều đặn. Nếu bất ngờ một bức tường khác lại hiện đến thì việc vượt qua không còn khó khăn nữa. Bởi lẽ, ta đã bước vào thời điểm có thể coi mỗi trở ngại là một bằng chứng về mức tiến triển của ta (tương đương với kì thi lên đai trong võ thuật ). Tục ngữ đã nói : " ta chỉ tới được đức tin thực sự, khi nào đức tin đã thắng được hoài nghi. Cách để giành được điều đó là kiên nhẫn"

Thứ ba: Kỹ thuật và phương pháp huấn luyện

Những người mới theo học Hiệp Khí Đạo thường hỏi : tôi nên nghe theo lời ai bây giờ ? mỗi HLV dường như đều có kỹ thuật và phương pháp huấn luyện riêng.
Dưới cùng một mặt trời và cùng một thứ mưa, cây cỏ vẫn lớn lên và nẩy nở theo những cách khác nhau tùy đặc tính. Dù tất cả chúng ta đều theo nguyên lý cơ bản, nhưng do cá tính mỗi người chắc chắn không thể có sự thống nhất về phương pháp huấn luyện và ngay cả kỹ thuật cũng có thể được biểu hiện khác biệt. Lẽ tất nhiên, ta sẽ không bàn tới những kỹ thuật vẫn phù hợp với nguyên lý đó thì bất tất phải ngạc nhiên trước những dị biệt.


Hiệp Khí Đạo gồm những kỹ thuật thể hiện bản tính vũ trụ qua toàn thể thân xác của con người. Nếu vũ trụ thay đổi theo 4 mùa xuân, hạ, thu, đông thì Hiệp Khí Đạo cũng thế: kỹ thuật đôi khi nhẹ nhàng như gió xuân, đôi khi lại giá buốt như gió mùa thu. Chúng có thể từ đó thay đổi với thời gian và không gian. Nói chung thì người mới bắt đầu tập thường tập những kỹ thuật nhẹ nhàng. Dần dần, khi đã trưởng thành trong Hiệp Khí Đạo , cơ thể đã phát triển thì mới có thể tập những kỹ thuật nặng nề hơn. Vì vậy, nếu ông A dạy những kỹ thuật loại mùa xuân còn ông B dạy những kỹ thuật loại mùa thu và cả hai đều theo những nguyên lý của Hiệp Khí Đạo thì vẫn đúng đường. Những người làm nhiệm vụ huấn luyện vẫn thường nhắc nhau : Hãy xem người rồi mới giảng dạy quy luật.nghĩa là phương pháp huấn luyện tùy theo kinh nghiệm, tuổi tác, cá tính của từng môn sinh

Thường thường môn sinh của mọi võ đường đều hỗn hợp già, trẻ, nam, nữ? Trong trường hợp này, huấn luyện viên bắt buộc phải tùy theo từng đối tượng mà ấn định phương pháp. Cũng như có rất nhiều ngã đường dẫn lên đỉnh núi, có nhiều phương pháp giảng giải đưa tơi sự thấu hiểu một kỹ thuật duy nhất. Vì những lẽ đó, dù kỹ thuật và phương pháp khác nhau, người mới luyện tập cần nghe thật kỹ đều mà HLV hướng dẫn.
học lý thuyết Hiệp Khí Đạo thôi thì chưa đẻ.Bởi lẽ, bạn phải lập đi lập lại bài học cho tới khi nào thể xác và tinh thần bạn thuần khiết, bất kể theo tập với HLV nào. cho nên, cần phải chăm chú và chuyên cần. Nên nhớ rằng những kẻ chẳng làm gì hết, ngoại trừ việc phê phán thì đó là những người ít tiến triển nhất, dù trong Hiệp Khí Đạo hay trong lĩnh vực nào.


Thứ tư: Đẳng cấp

Hiệp Khí Đạo có một hệ thống cấp đẳng mà những ai học tập cần ắt chuyên hẳn sẽ lần lần tiến tối. Mục đích của hệ thống này là kích thích lòng muốn tiến tới và tạo nên sự tự tin.Nhưng đừng để cho những đẳng cấp lôi cuốn bạn. Chỉ muốn lên một cấp mới mà không đủ sức thì quả là nhục nhã. Làm như thế chẳng phải là mong tiến tới thực sự. Đó chỉ là do lòng kiêu căng mà thôi. Mục đích của Hiệp Khí Đạo là rèn luyện sự phát triển cá tính con người. Ta có thể biết đâu là Hiệp Khí Đạo đích thực, đâu là Hiệp Khí Đạo giả dối bằng cách xem nó có phù hợp với những nguyên lý vũ trụ hay không, cá tính phải được cải thiện khi một người tiến lên từ một đẳng cấp thấp lên một đẳng cấp cao. Tiến bộ một chút mà chẳng tiến bộ chút nào trong việc phát triển cá tính thì đi ngược hẳn với Hiệp Khí Đạo và như vậy chẳng đáng được lên cấp cao hơn. Nếu bạn không được lên cấp cao hơn thì đừng xét kỹ thuật của bạn mà thôi. Phải xem cá tính của bạn thiếu kém ở chỗ nào và xem trong đời sống hằng ngày, bạn có làm điều gì trái với những quy luật hay không. Lúc nào cũng lẩm bẩm than phiền về việc không đượcc lên cấp mới là một chứng tỏ chưa trưởng thành trong tinh thần.

Nếu cả cá tính lẫn kỹ thuật đều tiến triển thì dù không mong muốn, Người ta sẽ nhận ra giá trị của bạn và cấp đẳng của bạn sẽ được nâng cao.Cần phải nhớ rằng nếu kẻ khác không nhìn ra điều đó mà chỉ riêng bạn ý thức được giá trị của bạn thì cũng đủ lắm rồi.

(Sưu tầm)



Nguyên lý Aikido - Hiệp Khí Đạo


Nguyên lý của môn Aikido luôn có xung quanh chúng ta và luôn ẩn chứa một sức mạnh vô cùng to lớn , nếu biết vận dụng các quy luật tự nhiên đó một cách khoa học , ta sẽ có trong tay một thứ vũ khí siêu nhiên mà không một đối thủ nào (dù cao to và mạnh mẽ đến đâu) có thể vượt qua nổi . Đó là sức mạnh của vũ trụ bao la vô bờ bến . Trong giáo huấn của sư tổ để lại , trong môn phái Aikido không có sự đối đầu hay thi đấu , hơn thua .Điều này ngoài mục đích để giáo dục các môn sinh cần có một tinh thần thượng võ , biết yêu thương đồng loại , đoàn kết và chung sống hoà bình mà điều này còn có một ý nghĩa khác trong nguyên lý đòn thế của Aikido đó là:


1/ Không đối đầu trực tiếp với tác nhân đang tấn công ta (bằng cách luôn tiếp lực theo chiều phát lực của đối phương)

*Bình chú :

Nếu không đối đầu thì đối phương sẽ không có cơ hội công phá vào một vật cản (điểm cố định) theo như ý họ muốn , sức mạnh của đối phương sẽ được tung vào khoảng không (khoảng không ở đây được hiểu chính là vũ trụ bao la và rộng lớn)

Nếu đối phương cứ rơi vào trạng thái bị tung lực vào khoảng không vũ trụ một cách vô ích thì chính họ sẽ bị hao tổn sức lực (công lực của đối phương sẽ bị hấp thu bởi vũ trụ) và cuối cùng là họ sẽ bị kiệt sức (ta không cần đánh cũng thắng)

Để thực hiện điều này ta nên áp dụng 3 qui tắc sau :

a/ Luôn di chuyển và giữ khoảng cách cần thiết để đối phương không thể ra đòn (Giữa ta và đối phương dù trong bất kỳ tình huống nào cũng có khoảng cách hơn một cánh tay an toàn . Khi ta di chuyển nghĩa là ta đã làm cho đối phương bị động thêm , khó mà ra đòn với mục tiêu đi chuyển)

b/ Sử dụng thành thạo kỹ thuật Tenkan (di chuyển theo những vòng tròn Aikido)

c/ Tiếp lực và dẫn dắt theo chiều đối phương

2/ Dẫn dắt , hướng đối phương vào quỹ đạo tự nhiên của vũ trụ bao la:

*Bình chú:

Việc dẫn dắt đối phương hoàn toàn dựa vào sự di chuyển và theo hướng ý phát lực của đối phương (theo hình tròn Aikido) và cuối cùng là để đối phương va chạm với một tác nhân thứ 3 là vật chất trong vũ trụ (mặt đất,cây cối , bàn ghế v.v..."tương tác theo quy luật vạn vật hấp dẫn")(chúng ta chỉ là người dẫn dắt đối phương đến quy luật tự nhiên này mà thôi) (Thử hỏi có một đối phương nào đủ sức chống chọi với sức mạnh , sự va đập của vũ trụ trong tự nhiên !!!)

Ví dụ : Ta có thể thấy rõ ý nghĩa này qua các đòn ném Shiho Nage,Koshi Nage v.v... Sau khi dẫn dắt đối phương ta kết thúc bằng cách ném đối phương qua vai , qua hông v.v... đây chính là lúc ta để đối phương va chạm với tác nhân thứ 3 (vật chất trong vũ trụ) (ở đây là sự va chạm giữa đối phương và trái đất)(nếu va chạm giữa người và trái đất xãy ra thì con người làm sao mà chịu nổi !!! (trời))

3/ Không cho đối phương cơ hội sử dụng nội lực của chính họ:

*Bình chú:

Nếu để đối phương trong tư thế thuận lợi , thoải mái thì họ sẽ phát huy hết khả năng của chính họ . Ngược lại nếu họ bị rơi vào trạng thái mất thăng bằng , không đứng vững (mất trọng tâm) thì họ không thể phát huy nội lực để tấn công ta (ngay cả đối phương là một người to lớn , khoẻ mạnh)

Để thực hiện điều nay ta cần nắm nguyên tắc sau :

a/ Nhanh chóng chiếm vị trí trọng tâm ngay khi tiếp xúc đối phương (lúc nhập đòn)

b/ Luôn nắm bắt tình huống , điều khiển , đưa đối phương vào trạng thái mất thăng bằng thường xuyên , không để đối phương định thần , phát lực (đều này chỉ có được qua quá trình công phu luyện tập của mỗi cá nhân mà có -> có thể gọi là cảm nhận trong nghề khi ta chạm vào đối phương)

Nếu biết luyện tập và vận dụng tốt 3 nguyên lý Aikido trên tôi tin chắc rằng bạn sẽ thành công trên con đường Võ Đạo
(Sưu Tầm)

Thursday, March 4, 2010

Một số thuật ngữ trong Aikido

Một số đòn đánh cơ bản bao gồm:
* Chém trước đầu (Nhật: 正面打ち, shōmen'uchi) một đòn chém dọc vào đầu.
* Chém cạnh đầu (Nhật: 横面打ち, yokomen'uchi?) một đòn chém chéo bằng dao vào cạnh đầu hoặc cổ.
* Đấm ngực (Nhật: 胸突き, mune-tsuki) một cú đấm vào thân. Các mục tiêu đặc biệt bao gồm ngực, bụng, và dạ dày. Cũng giống như "đấm trung đẳng" (Nhật: 中段突き, chūdan-tsuki), và "đấm trực tiếp" (Nhật: 直突き, choku-tsuki).
* Đấm mặt (Nhật: 顔面突き, ganmen-tsuki) một cú đấm vào mặt. Cũng như "đấm thượng đẳng" (Nhật: 上段突き, jōdan-tsuki).
* Nắm một tay (Nhật: 片手取り, katate-dori) một tay nắm một cổ tay.
* Nắm hai tay (Nhật: 諸手取り, morote-dori) hai tay nắm một cổ tay.
* Nắm hai tay (Nhật: 両手取り, ryōte-dori) hai tay nắm hai cổ tay. Cũng giống như "Nắm hai tay vào một tay" (Nhật: 両片手取り, ryōkatate-dori).
* Nắm vai (Nhật: 肩取り, kata-dori) tư thế nắm vai.  "Nắm hai vai" là ryōkata-dori (Nhật: 両肩取り, ryōkata-dori)
* Nắm ngực (Nhật: 胸取り, mune-dori) nắm phần ngực (áo). Cũng giống như "nắm cổ áo" (Nhật: 襟取り, eri-dori).
* Đòn thứ nhất (Nhật: 一教, ikkyō) một đòn kiểm soát đặt một tay lên củi trỏ và một tay gần cổ tay để ấn uke xuống đất. Tư thế nắm này cũng gây ra áp lực lên dây thần kinh ở củi trỏ.
* Đòn thứ hai (Nhật: 二教, nikyō) một đòn khóa cổ tay làm vặn tay và gây đau đớn.
* Đòn thứ ba (Nhật: 三教, sankyō) một đòn vặn hướng xoắn lên gây đau toàn bộ tay, củi trỏ và vai.
* Đòn thứ tư (Nhật: 四教, yonkyō?) kiểm soát vai tương tự ikkyō, nhưng với cả hai tay giữ cẳng tay.
* Đòn thứ năm (Nhật: 五教, gokyō) một biến thể của ikkyō trong đó tay nắm cổ tay là ngược lại. Thông dụng trong tantō và các đòn tước vũ khí khác.
* Ném bốn hướng (Nhật: 四方投げ, shihōnage) Tay bị gập lại ra sau vai, khóa khớp vai.
* Trả cẳng tay (Nhật: 小手返し, kotegaeshi) một đòn khóa cổ tay-ném kéo giãn gân.
* Ném thở (Nhật: 呼吸投げ, kokyūnage) một thuật ngữ dùng cho rất nhiều loại "ném căn thời gian".
* Ném tiến vào (Nhật: 入身投げ, iriminage) đòn ném mà trong đó nage di chuyển vào nơi uke đứng.
* Ném Thiên-Địa (Nhật: 天地投げ, tenchinage) bắt đầu bằng ryōte-dori; tiến lên, nage luồn một tay xuống thấp ("Địa") và một tay cao ("Thiên"), làm uke mất thăng bằng để mà đối thủ bị ngã.
* Ném hông (Nhật: 腰投げ, koshinage) phiên bản Aikido của đòn ném hông. Nage hạ thấp hông hơn uke, sau đó bẩy uke lên.
* Ném thập tự (Nhật: 十字投げ, jūjinage) một đòn ném mà khóa tay lại với nhau. (kanji nghĩa là thập tự: 十)
* Ném xoay (Nhật: 回転投げ, kaitennage) nage luồn tay ra sau cho tới khi khóa được khớp vai, sau đó ấn lên phía trước để ném.


(hi vọng mọi người có thể nhớ để khi đứng sân tự tin hơn^^)

Monday, March 1, 2010

Giới thiệu các thế đứng, và thế thủ trong Aikido


Tư thế HanmiHidari hanmi - chân trái trước


[Image]










Migi hanmi - chân phải trước






[Image]








Các thế thủ:
Bây giờ chúng ta tiếp tục với các bước di chuyển cơ bản trong Aikido nhé




Irimi - Nhập nội









[Image]









Lướt chân tới trước đi lệch khỏi hướng tấn công, tiến chân sau lên để giữ thăng bằng. Khi di chuyển ta không nhấc chân lên khỏi mặt đất mà chỉ lướt nhẹ trên bề mặt. (Hình nét mờ là vị trí ban đầu, hình nét liền là vị trí kết thúc)



[Image]








Ayumi ashi irimi - Bước qua







[Image]









Chân sau bước lên phía trước, và bước lệch ra khỏi hướng tấn công. Chân còn lại tiến theo để duy trì lại thăng bằng.

Tenshin






[Image]









2 Chân giữ nguyên vị trí, quay người 180 độ, đổ tấn từ chân trước ra chân sau.

Tenkan







[Image]









Chân trước tiến lên, quay người 180 độ, đồng thời chân sau di chuyển lên và đặt sau chân trước.



[Image]







Irimi tenkan - tenkan 180







[Image]




Chân sau tiến lên trước, quay người 180 độ, đồng thời di chuyển chân còn lại lên đặt ở phía sau.


Hantai tenkan - Tenkan 90









[Image]




Chân sau bước lên trước, quay người 90 độ, đồng thời chân còn lại di chuyển theo và đặt ở phía sau.









Nguồn: Naru - Aikido.vn

Một số kỹ thuật cấp đai xanh

Dưới đây là một số video clip về hướng dẫn kỹ thuật ở cấp đai xanh.


Ryo Katate-dori Shiho-nage






Mune Tsuki Sankyo






Mune Tsuki Nikyo






Mune Tsuki Ikkyo









Mune Tsuki Kotegaeshi






Katate Dori Iriminage





Chudan Tsuki Iriminage







Yokomen-uchi Iriminage







Jondan Tsuki Iriminage







Shomen-uchi Yonkyo






Shomen-uchi Gokyo






Shomen-uchi Sankyo






Shomen-uchi Iriminage






Shomen-uchi Nikkyo






Shomen-uchi Ikkyo






Shomen-uchi Kote-gaeshi




Chấn thương khớp vai



Trong aikido, chấn thương vai rất dễ gặp. Không phải ở mưc độ đai cao, tập luyện nhiều mới bị chấn thương vai mà ngay ở cấp đai trắng mới vào cũng đã có nguy cơ bị chấn thương vai nhất là các bạn đai trắng tập ukemi - kỹ thuật té ngã.
Ở cấp độ cao hơn, khi chúng ta bắt đầu học những đòn thế, đặc biệt các đòn khóa và bất động hóa đối thủ: Ikkyo, kotegaeshi, shihonage, nikkyo, sankyo thì chấn thương khớp vai rất dễ xảy ra.
Sau đây Mc giới thiệu bài viết nói về các loại chấn thương vai hay gặp trong tập luyện aikido

[Image]


[Image]

[Image]

[Image]

Chấn thương khớp vai - Viêm gân khớp vai

Chấn thương khớp vai chiếm đa số trong tập luyên Aikido , bài viết Viêm gân khớp vai đề cấp đến các viêm gân hay gập trong khớp vai :viêm gân chóp xoay, viêm đầu dài 2 gân. Mục đích bài viết này, nhằm cung cấp cho các aikidoka những kiến thức chung về các dạng viêm gân khớp vai thường gặp trong quá trình tập luyên Aikdo nói riêng và các môn thể thao khác nói chung.


1
2

Sunday, February 28, 2010

Chấn thương dây chằng sụn sợi tam giác cổ tay (TFCC)

[Image]

[Image]

Lợi ích của việc học Aikido

Lợi ích về thể chất


Luyện tập Aikido là một phương pháp tốt nhất để có được một thể chất toàn diện: mạnh khoẻ, linh hoạt và thư giãn.


Cơ thể con người có thể sử dụng năng lượng theo hai cách: co lại và duỗi ra. Nhiều hoạt động như cử tạ thể hình …làm cho các cơ đặc biệt hoặc một nhóm cơ hoạt động cô lập để phát triển sự săn chắc về khối lượng và về sức mạnh. Tuy nhiên, điều này cũng có những bất lợi nhất định là ít chú ý đến sự hợp tác và kết hợp hoạt động của toàn cơ thể. Vì vậy, trong khi kích thước và sức mạnh của cơ bắp có thể gia tăng thì vẫn không có cách để sử dụng các cơ với nhau một cách hiệu quả. Do đó, loại luyện tập này có xu hướng làm gia tăng độ căng, giảm tính linh hoạt của các cơ và tạo áp lực lên các khớp xương. Kết quả là có thể tạo được một hình thể đẹp nhưng khi tập luyện vượt qua mức giới hạn cho phép thì nó có vẻ như vô dụng và nhìn chung, có thể có hại cho sức khoẻ.


Cách sử dụng năng lượng thứ hai là các cơ chuyển động duỗi ra như các hoạt động khiêu vũ hay thể dục. Ở các hoạt động này, cơ thể sẽ được học cách di chuyển cả người kết hợp với sự thư giãn. Aikido là cách tập luyện nhấn mạnh chủ yếu vào thể loại này.
Nhưng dù sao đi nữa, cả hai cách sử dụng năng lượng này đều quan trọng, nhưng nên chú ý rằng một người luyện tập Aikido để phát triển sức mạnh có thể chiến thắng được một người lớn hơn và mạnh khoẻ hơn. Lý do là sức mạnh mà hầu hết mọi người đã biết đến và sử dụng hằng ngày chỉ là sức mạnh của cơ bắp riêng lẻ, trong khi đó, sức mạnh được sử dụng trong Aikido là sức mạnh của toàn cơ thể, có thể hơn rất nhiều so với vóc dáng của bạn.


Vì vậy, Aikido phát triển cơ thể bạn như là một thể thống nhất. Sự linh hoạt đạt được sau khi trải qua một quá trình tập luyện lâu dài, sự mềm dẻo ở các khớp xương và các mô liên kết được phát triển khi luyện tập các bài tập và các kỹ thuật khác nhau. Sự thư giãn của cơ thể được học một cách tự nhiên bởi vì nếu không thư giãn, các kỹ thuật sẽ không thực hiện được. Và khi sử dụng thành thạo sức mạnh của cơ thể, một người nhỏ bé cũng có thể phát ra một năng lượng khổng lồ.


http://www.dojos.com/aif/aikilogo.gif



Lợi ích về tinh thần


Luyện tập Aikido là luyện tập cả thể xác lẫn tinh thần.Do đó khi cơ thể thả lỏng một cách tự nhiên thì tinh thần cũng được thả lỏng. Cũng giống như vậy, tính kiên nhẫn và sự tự tin cũng phát triển khi cơ thể di chuyển một cách tự tin và khoẻ mạnh.


Luyện tập Aikido đòi hỏi người luyện tập phải luôn đối mặt với sự khó khăn. Qua các bài tập cụ thể và tự nhiên, một môn sinh Aikido sẽ học được cách đối mặt với cuộc sống một cách chủ động và luôn có tính xây dựng.


Ngày nay, Aikido được biết nhiều trong lĩnh vực tâm lý và kinh doanh như là một phương pháp hữu hiệu để đưa ra các giải pháp chiến lược. Mọi người đều sử dụng triết lý của Aikido để nâng cao chất lượng sống của họ.


Tự vệ


Ở Nhật Bản, một đất nước của nhiều môn võ thuật khác nhau, Aikido là một trong những sự lựa chọn dùng để dạy cho cảnh sát chống bạo loạn ở thủ đô Tokyo và cảnh sát mật bởi vì môn võ này mang tính chất linh hoạt, thích hợp đối với họ.


Khác với những môn võ khác, kỹ thuật Aikido có thể áp dụng cho nhiều cấp độ khác nhau, từ các kỹ thuật khống chế nhẹ nhàng nhất đến các kỹ thuật đánh trả lại khó khăn nhất. Vì vậy, Aikido có thể được sử dụng rộng rãi trong mọi tình huống. Aikido có thể thích ứng một cách linh hoạt cho bất kỳ tình huống nào, và ưu điểm này là do các samurai truyền lại, các samurai nghĩ ra các kỹ thuật đối mặt với các cuộc tấn công của một người hay nhiều người cùng một lúc. Ngày ngay chúng ta tiếp tục truyền thống này bằng cách truyền đạt Aikido đến các tổ chức cần nó.



Nguồn: Aikido.vn

Tachi-Rei (đứng chào) và Za-Rei (Ngồi chào) trong Aikido

http://i54.photobucket.com/albums/g93/miconuong/Ukemi/tachi-rei.gif


Trong khi tập luyện Rei (Chào) là cách thể hiện sự tôn trọng tới bạn tập của mình



Nguồn: Naru - Aikido.vn

Các kĩ thuật Ukemi trong Aikido

Ukemi là kĩ thuật hộ thân tối quan trọng trong Aikido, và là kĩ thuật bắt buộc cho mọi cấp đai. Bài viết này sẽ giới thiệu một cách chi tiết kèm theo hình ảnh minh họa các kĩ thuật Ukemi đang được tập luyện ở hầu hết các võ đường Aikido trên thế giới hiện nay...


http://www.sonoma.edu/campusrec/sportsclubs/aikido/aikido.jpg


Dưới đây là bài viết sưu tầm từ  aikido.vn. Do là file ảnh, khổ lớn, nên Aikidohue đã cắt ra thành 3 phần để phù hợp với giao diện hơn.






AIKIDO - Nhập môn - Lễ thức

Thân chào các bạn !
Kể từ hôm nay, để chuẩn bị cho các bạn một số kiến thức rất căn bản khi đến với AIKIDO, mình sẽ viết một số bài hướng dẫn để mọi người tham khảo. Những bài mình post không mang nặng về câu từ mà chỉ là những chia sẻ như buổi nói chuyện bình thường. Có thể sau mỗi ngày tập, chúng ta sẽ cùng thảo luận trên này để bổ sung kiến thức cho nhau.


Bài 1: Lễ thức, một số qui tắc trên sân tập


1./ Sân tập:
Điều đầu tiên, chúng ta cần thống nhất với nhau một quan điểm: dù là phòng tập tư nhân, vị trí ở đâu, có phải là TT TDTT hay không thì một sân tập AIKIDO luôn cần được xem như là một nơi uy nghiêm, cần được kính trọng và tôn thờ. Khi bước lên thảm tập, phải với tâm trạng như đi lễ ở các đền thờ. Nghe có vẻ tâm linh nhưng kính trọng là điều cần thiết.


2./ Võ phục:
+ Các kỹ thuật AIKIDO đa phần đòi hỏi việc lăn, ngã tuy nhẹ nhàng nhưng nếu không mặc võ phục thì bạn cứ tưởng tượng cái gì sẽ bị kéo lên hay tuột xuống !!! Để dễ dàng tập AIKIDO, chúng ta cần phải có võ phục phù hợp. Thường là loại võ phục của Nhật thông dụng, có màu trắng.
+ Khi mặc võ phục, các bạn lưu ý: thân áo bên phải nằm ở dưới, trái nằm trên (tức thân áo trái đè lên thân áo phải - như cách mặc áo sơ mi nam giới). Người Nhật quan niệm thân thể khi còn sống phải hướng về phía mặt trời mọc (hướng Đông), khi mất thì hướng về phía mặt trời lặn (phía Tây). Do đó, người ta chỉ mặc áo có thân phải đè thân trái cho người đã khuất. Đối với nữ giới, trước khi mặc võ phục, cần mặc thêm 1 áo thun trước.
Hình:



[Image]


+ Cách thắt đai: bắt đầu từ điểm giữa vùng bụng, choàng ra sau theo 2 bên và thắt lại, đai sẽ có 1 đoạn chéo ở sau thắt lưng. Mình sẽ hướng dẫn thực hành sau. Các bạn có thể xem trước qua hình động bên dưới



[Image]



+ Hakama: đa phần các võ đường AIKIDO ở VN quy định hakama màu đen dành cho huyền đai trên 18 tuổi hoặc hakama xanh với nữ môn sinh khi đạt cấp độ 6 ( đai xanh 1 gạch - sau đai trắng - thường là sau 2 tháng tập luyện). Tuy nhiên, các tư liệu lịch sử AIKIDO ghi lại, hakama là lễ phục của samurai, người xưa khi đến võ đường AIKIDO đều phải mặc hakama. Hakama không phân biệt màu sắc. Một số võ đường tại VN cũng bắt đầu nhận thấy "cái gốc" của vấn đề và khuyến khích môn sinh nam hay nữ đều mặc hakama. Ở clb của chúng ta, mình không hạn chế việc mặc hay không hakama. Tuy nhiên, ít nhất nữ môn sinh sau khi đạt cấp độ 6 thì cần mặc hakama xanh, nam môn sinh cũng có thể mặc hakama xanh từ khi đạt cấp độ 6 nếu có điều kiện (vì hakama cũng vài trăm nghìn VNĐ). Về quan điểm cá nhân, hakama làm đẹp cho võ phục, đẹp cho cả phòng tập và còn rèn luyện một phong thái khác cho người mặc (khi hiểu ý nghĩa của nó).
Hình Hakama:
[Image]
+ Lễ thức:
"Aikido bắt đầu từ lễ nghi và kết thúc cũng bằng lễ nghi" - Lời của Tổ sư Uyeshiba. Lễ nghi không chỉ ở hình thức bề ngoài mà cả trong tâm hồn. Quan trọng nhất là không đánh mất sự tôn trọng lẫn nhau trong AIKIDO.
Dù là phòng tập riêng, chúng ta vẫn phải tôn trọng các lễ nghi để dễ dàng học được cái cốt lõi của AIKIDO.
- Trước khi bước lên thảm tập: môn sinh phải đứng thẳng, hướng về phía chánh điện (thường là nơi có hình Tổ sư) và cúi người chào. Trong trường hợp mang dép vào phòng tập, bạn cần xoay lưng về phía thảm tập để cởi bỏ dép, sau đó quay lại chào.
- Bái tổ và chào thầy hay đồng môn:


* Khi vào sân tập, người HLV là người thầy và đồng thời là người bạn. AIKIDO yêu cầu các môn sinh phải chào người HLV sau khi chào sân và bái tổ. Người HLV khi bắt đầu vào giờ tập sẽ vỗ tay 3 tiếng, các môn sinh sẽ xếp hàng để chuẩn bị quỳ chào. HLV và môn sinh sẽ hướng về di ảnh của Tổ sư, chắp tay chào để bái tổ, sau đó, HLV sẽ quay lại phía đối diện các môn sinh và cả 2 bên quỳ chào nhau. Trường hợp bạn vào trễ (sau giờ HLV tập trung bái tổ và chào cả lớp), bạn phải chào sân tập, quì hướng về di ảnh tổ sư để bái tổ và tìm đến HLV để chào. Tùy vào lúc đó người HLV đứng hay quỳ mà bạn phải có tư thế chào tương ứng. Động tác quỳ ngồi để nói chuyện, giảng dạy hay chào nhau trong sân tập là truyền thống của đa phần các môn võ Nhật. Việc chào là truyền thống, không mang ý nghĩa đạo giáo hay để phân biệt trên dưới, thể hiện quyền lực.


* Động tác quỳ: nam giới quỳ chân trái xuống trước, chân phải xuống sau, ngón cái chân trái sẽ đè lên ngón cái chân phải và khi đứng sẽ thực hiện ngược lại. Nữ giới thực hiện ngược lại với nam giới. Khi quỳ, khoảng hở giữa 2 đầu gối là khoảng bằng 2 nắm tay, người nữ thì cần khép gối sát hơn. Tư thế quỳ ngoài việc thể hiện lễ nghi, truyền thống còn mang ý nghĩa về mặt sức khỏe. Tư thế quỳ của người Nhật (seiza) giúp cho cột sống thẳng, hông khỏe và tốt cho đường ruột.


Hình ảnh quỳ tại một võ đường AIKIDO:
[Image]


* Lễ nghi khi tập luyện: tập luyện trong AIKIDO đa phần là 2 người cùng tập với nhau (giống như môn phái khác gọi là song đấu - AIKIDO thì không có đấu nên không gọi như vậy). Trrước khi tập với bạn mình, cả 2 đều phải cúi chào nhau trong tư thế đứng hay quỳ, sau khi tập xong cũng phải chào nhau như thể hiện việc cảm ơn đã hỗ trợ.


- Thuật ngữ trong quá trình tập luyện : chúng ta không Việt hóa các thuật ngữ của AIKIDO, người HLV có thể diễn giải ý nghĩa của nó trong tiếng Việt. Việc giữ  ngôn từ nguyên bản thể hiện sự tôn trọng đối với những người sáng lập ra bộ môn.


- Kết thúc buổi tập: khi HLV vỗ tay 03 tiếng, cả lớp tập sẽ quỳ lại như lúc ban đầu, chỉnh tề lại võ phục và chuẩn bị bái tổ để ra về. Có thể trước lúc kết thúc, HLV sẽ yêu cầu các môn sinh ngồi thiền để tĩnh tâm.


Nguồn: Aikido.vn