Saturday, March 6, 2010

Ikkyo - Ude Osae



Ikkyo - Omote




Ikkyo Ura


Ghi chú: Ikkyo hay với tên cũ là Ude Osae

1. Cách nắm bắt và khống chế

Để ý là khi đánh ikkyo các bộ nắm tay thì cái tay ngoài của Tori phải nằm ở ngay cổ tay của Uke hoặc là nắm ở bàn tay và phải nắm chặt. Trong khi đó tay còn lại đặt ở cùi trỏ của Uke và không cần nắm chặt lắm. Chú ý, khi nắm chặt, tori nắm theo kiểu nắm chuôi kiếm, trong đó ngón út rất quan trọng và nhiều người chỉ nắm bằng 3 ngón: ngón cái và ngón trỏ để tăng thêm áp lực hoặc đổi hướng.

Hãy xem bàn tay của đạo chủ
[Image]
Hình 1. Đạo chủ Moriteru

[Image]
Hình 2. Đạo chủ Moriteru




Trong trường hợp đánh bộ Shomen hay Yokomen (hay tùy trường hợp cụ thể), thì tay của tori đặt ở cùi trỏ của Uke có nhiệm vụ khống chế cẩn thận, hoặc nắm chặt, còn tay ngoài thả lỏng rồi đẻ lên cánh tay hay cổ tay của Uke để mà hạ xuống. Hình ở dưới đây của Yamada hướng dẫn cách vào đòn

[Image]
Hình 3. Yamada Shihan hướng dẫn đòn Ikkyo

[Image]
Hình 4. Yamada Shihan hướng dẫn đòn Ikkyo Ura




Tay trong của Tori (tay đặt ở cùi trỏ của Uke) khống chế hay nắm chặt, còn tay ngoài thì thả lỏng và chém xuống như chém kiếm. Chém đến ngang tầm bụng rồi mới nắm vô cổ tay của Uke. Chú ý hướng tay nên đi theo hướng xuống đất hoặc vòng theo hướng chân sau rút về (việc này tùy theo Tori tenkan ít hay nhiều, và muốn đánh Uke té ngay tại chỗ hay té theo vòng tròn).

2. Cách vào đòn

Nếu đánh Omote, Tori vào đòn trước mặt. Nếu đánh Ura Tori vào đòn phía sau. Để ý mũi chân của thầy Yamada (Hình 4). Mũi chân nằm ngay mũi chân trước của Uke, rất tiện cho việc Tenkan ra sau lưng để đánh Ura. Nếu bạn vào Omote, rồi lại bước ra sau lưng để đánh Ura thì sẽ bị lỡ nhịp.

Một điều nữa, là khi đánh Ura, lúc quay, mắt của bạn phải nhìn về phía mà bạn muốn đánh Uke xuống, chứ không nhìn vào Uke. Mọi người có thể thấy hướng mắt của đạo chủ ở Hình 1. Vì nếu bạn nhìn Uke, lực hông của bạn sẽ bị giảm đi rất nhiều khi quay. Chú ý tai trong của Tori luôn phải nằm trước mặt và trên trục. Trái lại khi đánh Omote thì lúc nào mắt cũng phải nhìn và quà sát cả người của Uke và trục người luôn phải chiếm trục của Uke.

Một điều quan trọng là khi Uke nằm dưới đất rồi, Tori mới được ngồi xuống để thực hiện khóa kết đòn. và trong suốt quá trình thực hiện đòn từ lúc đánh tới lúc kết thúc đòn và đứng lên Tori luôn phải giữu chắc tay của Uke và giữ nguyên áp lực. Vì nếu bạn chỉ thả lỏng 1 chút là Uke sẽ lấy lại thăng bằng và đứng lên được ngay để phản đòn.

Từ khi Uke té xuống cho tới lúc nằm hoàn toàn trên mặt dất phải luôn khống chế cánh tay của Uke, và giữ nguyên áp lực. Nên khóa vai của Uke lại bằng cách đưa cánh tay của Uke chếch lên phải trên đầu khoảng 15-45 độ so với vai của Uke rồi mới ngồi xuống đẻ thực hiện khóa đòn.

3. Kết đòn
[Image]
Hình 5. Đạo chủ Moriteru



Hai tay vẫn nắm chặt, lưng thẳng. Tay Uke chéo với ngời Uke một góc 110-125 độ. Lúc này, tay Uke hoàn toàn thẳng và bị khống chế ở đúng ngay cùi chỏ. Chú ý, 2 chân của Tori quì ở dạng shiko, không phải Seiza, nghĩa là các ngón chân đều nhón lên. Ở tư thế này Tori sẽ tạo thành một hình khối tam giác rất vững.
[Image]
Đạo chủ Moriteru

[Image]
Kuribayashi Shihan




Chú ý: Một lỗi thường gặp trong đòn này là Tori không làm mất thăng bằng của Uke. Tori có thể làm theo cách sau để chấm dứt trình trạng này.

1- Đẩy cùi chỏ của Uke vào mặt của Uke.
2- Sau đó cắt cánh tay Uke xuống gần mặt đất
3- Xoay tenkan.



_aikidude_
Nguồn: hkd

No comments:

Post a Comment