Tuesday, November 30, 2010

Di chuyển Cơ Bản



Di chuyển, một thuật ngữ đơn giản để biểu thị hành động để thay đổi vị trí của con người bằng những cách, phương thức khác nhau. Từ việc một đứa trẻ bắt đầu học trở mình, ngồi; chúng bắt đầu biết di chuyển bằng cách cằn, bò, cho đến chập chững những bước đi. Một khi thành thạo việc đi đứng, chúng ta tiến lên những hình thức di chuyển khác như chạy, nhảy hay lướt đi. Trong võ thuật nói chung và    Aikido nói riêng, di chuyển là một trong những điều quan trọng và căn bản nhất. Có thể nói, di chuyển là điều không thể không có trong mỗi đòn thế hay tránh né. Chúng ta không thể đứng ỳ ra đó và xoay người qua xoay người về mặc cho đối phương tấn công. Như vậy thì rất nguy hiểm. Vậy, di chuyển là cách duy nhất để chúng ta tránh né và sử dụng đòn thế của mình. Vai trò của di chuyển đơn giản chỉ là tránh hướng tấn công của đối phương, là một phần của mỗi đòn thế. Nói ngang đây, ắt hẳn mọi người sẽ nghĩ đến những bước di chuyển đã được học, từ những bước cơ bản cho đến những bước phức tạp hơn. Nhưng như thế thì có thể các bạn không thể hiểu hết được điều mình muốn nhấn mạnh. Vấn đề ở đây chính là "cơ bản". "Cơ bản"? Nó được hiểu như thế nào? Mọi người thường hay nghĩ rằng, di chuyển càng nhiều, càng xa và tránh được đối phương là càng tốt. Nhưng di chuyển nhiều mà lại chẳng khống chế được đối phương, loanh quanh mãi thì rất nguy hiểm. Các bạn có nhớ Lý Tiểu Long không? Anh ấy với Triệt quyền đạo của mình từng nói:"Càng đơn giản, càng loại bỏ những bước phức tạp, những động tác rườm rà thì càng tốt". Trong Aikido, các bạn thường chỉ chú tâm đến việc làm cách nào để di chuyển cho đẹp, cho tròn, cho nhanh như các thầy mà quên đi nhưng bước di chuyển cơ bản. Các bước di chuyển cơ bản nhất là Okuriachi, Ayumiachi, Tainohenko, Tenkan. Các bạn muốn thực hiện được đòn đánh của mình dễ dàng hơn, tốt hơn thì rất đơn giản. Thí dụ lúc Uke sử dụng cách tấn công là Shomen uchi, chúng ta chỉ cần sử dụng bước Okuriachi, tức là tiến chân trước lên nửa bước khoảng 45 độ là đã tránh được hướng tấn công của họ. Tiếp đó thì bạn có thể sử dụng bất cứ kỹ thuật nào mà bạn được học để khống chế Uke. Thật ra trong mỗi đòn đánh đều có những bước di chuyển cơ bản rồi. Katate Tori Shiho nage Ura, bước đầu tiên là Tainohenko (hướng chân và chuyển chân rồi xoay người theo hướng ngược lại), tiếp theo là Tenkan (giữ chân trụ và quét chân theo đường tròn). Chỉ cần có thế là đã xong được 75% đòn thế. Hay là Irimi nage, chỉ cần di chuyển gạt tay và sử dụng Tenkan, rồi bước chân lên lại thì đã kết thúc được đòn. Các bạn đừng chằm hăm vào các bước di chuyển nhanh và phức tạp. Tại sao không bắt đầu từ căn bản rồi tiến lên nâng cao. Các bạn đừng ham tập cho giỏi để rồi bỏ qua giai đoạn, quên đi căn bản. Như vậy chỉ làm các bạn dậm chân tại chỗ thôi. Vậy điều mình muốn gửi đến các bạn chính là bắt đầu lại với những bước di chuyển cơ bản được nhắc ở trên. Đó là cách tập luyện, giúp ta ôn lại điều đã học, thêm nữa là giúp ta có một căn bản tốt, nền móng tốt về di chuyển. Một khi đạt được những điều đó thì lúc thi triển kỹ năng được học, các bạn sẽ nhận thấy được rất nhiều sự khác biệt. Sau này trong thời gian dài tập - luyện các đòn kỹ thuật, chúng ta sẽ sử dụng linh hoạt các bước di chuyển và hơn thế nữa chúng ta sẽ biết cách kết hợp các bước di chuyển với nhau để tránh né - đưa người tấn công vào vị trí bất lợi hay kết hợp di chuyển với toàn thân mình để làm cho người tấn công mất trọng tâm. Nhưng đó là cả một vấn đề đấy!

Chúc mọi người thành công!

Nguyên Tín - Aikido Huế

Monday, November 29, 2010

Katana - Kiếm Nhật

Đã từ rất lâu,Katana luôn là biểu tượng cho đát nước xứ sở Hoa Anh Đào. Nó là vủ khí chính của các Samurai ngày xưa. Và cho đến nay những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ..Chúng ta cùng đi tìm hiểu 1 vài nét về nó nhé.











Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.


Biểu tượng của đẳng cấp

Thanh kiếm katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.

Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.

Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.

Một thanh kiếm katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả - và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. "Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro", ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.

Lúc rèn phải hoàn toàn tối

Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.






Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.






Một phần của văn hóa Nhật



Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."


Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.

National Graphics, trong chương trình Fight Science, đã đánh giá kiếm Nhật là vũ khí tuyệt vời nhất khi so sánh với kiếm thường, hay đao, côn, gậy,...Và trong các loại vũ khí chiến đấu thì kiếm Katana luôn giữ vị trí số 1 mà ko có loại vũ khí khác nào địch lại.




Một số video clip:













Nguồn: Aikidotenshinkai.com

Sunday, November 28, 2010

[Sưu tầm]Kinh nghiệm Randori - Aikido

Bài viết được sưu tầm, là một reply trên forum hiepkhidao.net. Mình có chỉnh sửa lại một chút, mong tác giả thông cảm.


------



1-Tinh thần :
Đừng sợ. đâu phải wánh thiệt đâu mà lo. Bất quá thì cứ ''bớ người ta'' lên ơi ới là Uke chết đứng liền.Nói thật chứ tinh thần rất quan trọng. Mình tin là mình làm được, là đã 50% thành công rồi ... còn 50% kia thì ... lạy chúa hay lạy phật tùy theo Seiza đạo nào.

2. Kinh nghiệm:
- Luôn luôn di chuyển. Không nên đứng một chỗ chờ. Di chuyển sao mình ở ngoài vòng, chủ động di chuyển tránh né và "hạ" 2 người ngoài góc trước.



- Tránh làm sao không đứng ở giữa và bị bao vây.








- Lúc nào cũng di chuyển. Mình phải lựa Uke bằng cách đi tới người đó. Trong lúc di chuyển thì dễ né ra khỏi trục tấn công hơn. Di chuỷên là mình trong thế chủ động. Tại chỗ mà chờ là thế thụ động.






Như hình trên - nage đúng, quăng uke và nhìn thấy hết mọi người, Không ở giữa




- Trong lúc di chuyển, nên để tay trước mặt như trong thế thủ.

- Lúc tới Uke, vẫn để tay đó hay atemi vào vùng mặt uke. Làm như vậy thì Uke không có tưởng "bở" nữa. Mình đã lấy thế ''thượng phong'' rồi đó và Uke phải né mình nên dễ mất thăng bằng hơn.




-  Cái tay trước mặt mình là 1 chướng ngại vật cho Uke đó. Hắn phải vòng qua rồi mới đụng được mình. Như vậy mình tranh thủ được vài % giây rồi.



-  Lúc ra khỏi trục tấn công rồi, không bắt buộc phải đánh đúng đòn. Đẩy Uke ra chỗ khác cũng được zậy!

-  Nhớ quăng uke này vô Uke kia. nếu có 3 Uke thì mình qua uke thứ 3.

-  Lỡ trước mặt không có Uke nào (có nghĩa là Uke kia sau lưng), thì quăng Uke mình đang ''uýnh'' ra thật xa ...

-  Lúc nào cũng nên thấy tất cả Uke.

- Nếu thấy 1 thì có nghĩa Uke phía sau lưng và làm sao quăng Uke trước mặt ra sau lưng chẳng hạn (Mấy thế Omote, Ura, soto hay Uchi là áp dụng lúc bấy giờ đấy chứ không phải tập để quên đâu đấy nhé...)













Cách tập cho quen
-  1 Uke thôi. Đánh, quăng, lúc Uke vừa té và đang đứng dậy là mình tiến tới Uke và cứ chĩa bàn tay 5 ngón mỹ miều vô mặt hắn trong lúc hắn chưa đứng vững lại. Làm như vậy hoài sẽ thành thói quen. Như vậy thì Uke phải đưa tay lên đỡ bàn tay và mình sẽ áp dụng đòn. Aikido tuy nói là mình không gây chuyện nhưng tập kiểu này cho mình quen nếu phải áp dụng ngoài đường luôn đó. Không bắt buộc phải chờ Uke tấn công mà mình đang lấy thế thượng phong cho mình đó.

-  Hơn 2 Uke. Tập từng đòn một. Đánh xong quăng Uke này vô Uke kia. Omote, ura , soto, uchi, muốn làm gì thì làm nhưng phải quăng người này vô người kia. Nhớ là tập từng đòn 1 chứ không pha đòn. Tập cho thành phản xạ, khi nào mắt mà không thấy uke thì tự nhiên mình sẽ vô đòn và quăng uke ra đằng sau ...






Xin lỗi tác giả, tôi có chỉnh sửa một chút.



Trích từ forum hiepkhidao.net