Saturday, March 13, 2010

[Clip]Tự vệ nữ

Dưới đây là một số video clip tự vệ của nữ, mọi người cùng tham khảo nhé.






Friday, March 12, 2010

Trật khớp vai

Trật khớp vai là một chấn thương rất hay gặp trong tập luyện Aikido.Trat khớp vai là tình trạng chỏm xương cánh tay bị trật ra khỏi khớp ổ chảo cánh tay.Hầu hết trật khớp vai là nguyên nhân gây rách sụn viền (SLAP) khớp vai Trật khớp vai nếu không được điều trị đúng và đủ thì nguy cơ trật tái hồi là rất cao...

[Image]


Lễ thức và tâm ý




[Image]




Chúng ta vào Đạo đường như vào một đền chùa, với tâm tình khiêm cung và thành khẩn, vì Đạo đường là nơi ta đến để tầm sư học đạo.

Bài học đầu tiên phải là lễ thức, đó cũng là bài học cuối cùng khi người môn sinh rời Đạo đường để trở lại với đời.Khi Thầy chưa đến, các môn sinh lên thảm và tự động tập nóng người. Không tụm năm tụm bảy, kẻ đứng người ngồi. Nếu có phụ tá hoặc trưởng lớp thì họ sẽ phụ trách khởi động cho lớp.Khi thầy đến, người nào thấy trước sẽ vỗ tay ba tiếng và mọi người vào hàng quỳ tĩnh tọa để chào Thầy.

Thầy sẽ bái tổ rồi vào vị trí Shihan Dai để cùng các môn sinh thi lễ.

Trên thảm tập, có khi chào đứng, có khi chào quỳ. Dù cách nào chăng nữa thì môn sinh cũng phải cúi rạp mình để tỏ lòng tôn kính.




[Image]

[Image]

[Image]




Khi Thầy dạy đòn, môn sinh không đứng nghe, mọi người trong nhóm tập (chẳng hạn như kyu 4, kyu 3) đều quỳ để xem Thầy hướng dẫn đòn. Khi Thầy chấm dứt, mọi người cảm tạ (bái lễ) và đứng lên tập: không tự động tập đòn khác ngoài đòn do Thầy hướng dẫn, vì “muốn biết một đòn phải đánh 100 lần, muốn hiểu một đòn phải tập 1.000 lần và nếu muốn tinh thâm thì phải luyện 10.000 lần”.

Nói đến lễ thức mà không đề cập đến lễ phục là một thiếu sót lớn. Vào thời Tổ sư, mỗi môn sinh các cấp (từ đai trắng mới nhập môn) đều mang Hakama. Lý do thật đơn giản: đã vào đền thì phải mặc lễ phục. Mà lễ phục thì phải sạch sẽ, tươm tất, chỉnh tề.

Tại các Đạo đường Việt Nam, sự thiếu vệ sinh là một điều làm cho khách nước ngoài thấy khó chịu, khiến họ đôi khi ngập ngừng không muốn lên sân. Một võ sư Nhật đã từng viết: “Đạo đường là biểu hiện tâm hồn của Đường chủ”. Nếu Đạo đường bài trí luộm thuộm, nhện giăng, bụi bám, khách tham quan không thể không coi thường thầy trò của nơi này.

Khi lớp đang tiến hành mà có khách đến tham quan thì công việc tiếp đón và hướng dẫn là của phụ tá hoặc lớp trưởng. Nếu khách muốn gặp Thầy, phụ tá sẽ mời Thầy tiếp khách.

Cuối giờ tập, Thầy vỗ tay ba tiếng, mọi người trở lại vị trí  và chuẩn bị bái Tổ, chào sân. Thông thường chúng ta dùng một khoảnh khắc để tĩnh tọa: trầm vai, lỏng chỏ, thẳng eo hông, trống trong bụng, trống trong đầu, chúng ta để cho tâm hồn vắng lặng.

Lễ thức chỉ là rỗng tuếch nếu không có tâm ý bên trong. Hãy thi lễ một cách thành khẩn thiết tha. Luôn luôn zanshin, như khi chúng ta công phu vậy.



BÙI BÀN SƠN

Aikiken

Aiki-ken là một môn kiếm thuật luyện tập dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Aikido, đã được tổ sư Morihei Ueshiba sáng tạo ra sau đó được Morihiro Saito (một trong những học trò lỗi lạc của tổ sư) phát triển thêm.

http://www.aiki-viet.com.vn/mlfolder.2007-08-02.1108436403/aikiken1.jpg


Wednesday, March 10, 2010

Cách thắt đai đẹp và pro








Xem ra học aikido không những học về đòn thế, cách ứng xử...mà còn có cách thắt đai nưa. Ai mà thát được như thế này thì đảm bảo pro lun. hehe



Mình có 2 cách thắt đai, sẽ giới thiệu ở đây cho xem nha. Ai có kiểu khác thì cũng tự sướng ở đây lun nha hehe



Cách thứ  I















Cách thứ II













AIKIDO: Phương pháp tập luyện và những lợi ích trong học tập

Nói chung,theo học thuyết phương Tây, người ta thường phân tách sự việc để tìm hiểu, học hỏi. Còn ở Đông-phương, chúng ta nhìn vào tổng thể: từ vũ trụ quan, nhân sinh quan cho đến con người. Từ cực tiểu cho tới cực đại đều theo dịch-lý mà biến đổi, sinh hóa. Cuộc sống của con người không bao giờ được tách rời ra khỏi môi trường cả. Tương quan Thiên - Địa - Nhân của Đông phương đã nói lên sự liên hệ quan trọng này từ ngàn xưa rồi. Ở đây chúng ta không nhằm đề cập đến sư triển khai thuyết Tam Tài nói trên mà chỉ khu trú vào sự tương quan và phối hợp giữa Tinh-thầnThể-xác con người và sự phát triển sức mạnh tổng hợp Ý – Khí - Thể lực theo phương pháp Aikido để có được hiệu quả tối đa trong cuộc sống.

 

Quan trọng của sự phối hợp giữa Tinh thần và Thể xác.

 

Linh hồn hay tinh thần là chủ thể xác. Không ai có thể tách rời tinh thần ra khỏi thể xác được vì khi “hồn bất phụ thể” thì còn gì là sống động nữa. Một khi hồn đã lìa khỏi xác thì con người phải chết và đi tới tan rã. Tinh thần bạc nhược thì thể xác làm sao có thể cường tráng được. Nếu ta có một tinh thần mạnh thì thể xác có thể nhờ nó mà vươn lên. Ngược lại, một tinh thần yếu đuối, bệnh hoạn có thể đưa con người tới chỗ “thân tàn ma dại”. Một người mất trí, ngây ngô dù có mạnh khoẻ, tự lo cũng chẳng nên thân, còn nói chi tới chuyện giúp người. Nếu tinh thần còn bị điên loạn thì hành động của người này sẽ có thể tác hại khó lường.

 

Như thế tâm thần và thể xác có một quan hệ vô cùng chặt chẽ, tác động lẫn nhau và ta phải công nhận rằng tâm thần được coi là “chủ nhân ông” của thể xác vậy.

 

Chúng ta thử đề cập tới một số trường hợp đã từng sảy ra sau đây làm thí dụ:

 

1-                 Một người đang bình thường nhưng chỉ vì  cứ đinh ninh là mình mắc bệnh mà cơ thể từ từ suy thoái và sinh bệnh thật. Đó là “bệnh tưởng” mà ta thấy ở người có tinh thần yếu đuối, tự kỷ ám thị.

 

2-                 Một bà mẹ đang hấp hối nhưng vì quá mong muốn chờ gặp người con yêu ở xa trước khi nhắm mắt mà đã cố gắng đẩy lui được “thần chết” một khoảng thời gian để thấy được mặt con.

 

3-                 Một người mò lên một cầu thang tối, lên tới bậc cuối cùng mà cứ tưởng còn bậc nữa. Anh bước hụt mà muốn té nhào về phía trước. Anh đã đặt trọng tâm của mình lên chân trước khi bước tới chứ nào có bị ai đẩy từ phía sau đâu.

 

Hẳn các bạn đã được nghe nhiều câu chuyện tương tự. Nếu có ai cao hứng kể lại vài câu chuyện lý thú để dẫn chứng được thêm phong phú, hẳn các bạn đọc đều hoan nghênh nhiệt liệt.

 

Ý thức rằng sư tương quan giữa Tinh thầnthể xác là vô cùng quan trọng nên phương pháp luyện tập Aikido nhằm phát triển phối hợp cả hai yếu tố đó thật chặt chẽ và đồng đều trong mọi động tác, Ý – Khí và Thể lực hợp thành một sức mạnh khác thường.

 

Chỉ vì thời gian  tập ở võ đường có phần giới hạn nên nhiều thày không có thì giờ giảng giải nhiều mà chỉ yêu cầu các môn sinh quan sát thật kỹ khi thày chỉ dạy mỗi động tác và tập theo cho đúng đến khi thuần thục. Với thời gian và sự chuyên cần, các học viên cũng sẽ thấy sức của mình gia tăng: ý, khí và thể lực đã quyện vào nhau mà tăng tiến.

 

Theo thiển nghĩ các học viên ngày nay đòi hỏi nhiều hơn thế, lý thuyết và thực hành cần được lý giải rõ ràng họ mới yên tâm luyện tập để còn có thể dạy lại cho lớp người sau. Với mong muốn đóng góp , tôi xin trình bày sự hiểu biết giới hạn của mình về việc luyện khí trong phương pháp Aikido, và xin quí bạn bổ xung cho. Tôi xin bắt đầu bằng đề cập tới Đan Điền, một yếu tố vô cùng quan trọng trong võ học.

 

ĐAN ĐIỀN

 

Nghĩa đen Đan có nghĩa là một tinh luyện trân quý ( như trong chữ linh đan= viên thuốc linh diệu ), Điền là ruộng, là một vùng. Vậy Đan điền là một vùng để quy tụ nguyên khí (một nguyên tố trọng yếu, quý báu và cần thiết cho sự sống động ) vốn tản mạn trong cơ thể về một mối thống nhất. Đan điền cũng là trọng tâm của thân, chỗ thấp nhất của thân mình, còn tay chân đước coi như là phần phụ thuộc của thân thôi. Chúng ta hãy quan sát con lật đật, có trọng tâm ở phần thấp nhất, nên nếu kéo đầu nó xuống bất cứ hướng nào, nó cũng bật thẳng lên được. Nếu khí được quy tụ ở đây để phát đi thì cơ thể vận động linh hoạt mà vẫn ổn định.

 

Trong y học đông phương và châm cứu, huyệt Khí hải hoặc Đan điền nằm ở dưới rốn 1 thốn rưỡi (đơn vị đo lường của châm cứu) là huyệt cứu tỉnh và được phối hợp với các huyệt khác để trị các bệnh về khí. Người Nhật gọi nó là Ki-kai Tanden (khí-hải đan-điền). Còn trong cuốn Aikido in Daily Life, What is Aikido, This is Aikido, Book of KI…tác giả Koichi Tohei gọi là The One Point (duy nhất điểm), là giao điểm của tinh thần và thể chất, nơi quy tụ, phát triển và điều động khí đi khắp cơ thể theo “lệnh” của “ý”. Ý đi đến đâu thì khí tới đó, hợp với thể lực thành sức mạnh toàn thân.

 

ĐỊNH KHÍ ĐAN ĐIỀN VÀ PHÁT HUY KHÍ LỰC

 

Chúng ta đã biết  Đan Điền là “biển của khí’ (Khí Hải) thì bước tới trong việc luyện khí là quy tụ khí tản mạn trong cơ thể về một mối bằng cách:

 

1-                 Buông lỏng toàn thân cho trong lượng lắng xuống đáy thân.

 

2-                 Hô hấp sâu theo phương pháp Hiêp-khí-đạo hoặc Misogi để nạp tinh khí vũ trụ (prana) có sẵn trong không khí để phát triển khí.

 

3-                 Siêng năng tập các động tác thể dục luyện khí (Aiki taiso), từ cố định đến di động và các đòn thế HKĐ, để trong tình huống nào khí cũng được duy trì ổn định tại duy nhất điểm và được điều động xuất phát từ đấy theo động tác, kỹ thuật Aikido mà gia tăng mãnh lực.

 

Nói thì dễ nhưng sự thực không đơn giản như vậy, ta phải qua một quá trình kiên trì tập luyện mới thành tựu được. Có khi tập đưa được khí về Đan điền rồi nhưng vì “tâm viên ý mã” nên ta không thường xuyên tập trung khí ở đó được. Thế nên ta còn phải tập để duy trì khí ở duy-nhất điểm một cách tự nhiên (theo quán tính) và thường xuyên. Nhưng một khi “khí đã tọa thủ đan điền” rồi thì ta như trở thành một con người khác:

 

  • Điềm dạm, không dễ để cho những khích động bên ngoài làm lửa giận bùng lên (cả giận mất khôn), không nao núng trước khó khăn, hành động hữu hiệu.


 

  • Cơ thể  vững vàng vì luôn giữ được trọng tâm, vận động, phối hợp tay chân khéo léo hơn.


 

 

  • Hơi thở luôn điều hòa nên giai sức, khi mệt chóng khôi phục được sức lực.


 

  • Huyết áp được ổn định hơn.


 

Đọc Tam Quốc Chí, ta thấy Trương Phi đã vận khí đan điền thét to ở cầu Trường Bản mà đẩy lui được địch. Kim Dung, trong “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” đã mô tả Tạ Tốn sử dụng công phu Sư tử hống, phát lực từ đan điền, làm khiếp vía quần hùng. Tương tự như vậy, các Samurai đã dùng tiếng thét Ki-ai trong lúc chiến đấu làm đối thủ hoang mang, nao núng mà mất mạng.

 

Các ca sĩ opera có tiếng hát vang dội cả đại hý viện là nhờ vận dụng khí đan điền, thậm chí làn sóng âm thanh của họ mạnh đến độ làm tắt được ngọn nến. Các ca sĩ ngày nay nhiều người đã tập được phát lực từ đan điền mà tiềng hát thật vững mạnh để đưa thanh điệu và lời ca tuyệt diệu vào hồn thính giả, …

 

Tóm lại, luyện khí là nền tảng của Aikido mà các kỹ thuật là phương tiện để phát triển khí lực. Các kỹ thuật này bao gồm:

 

  • Hô hấp chậm, sâu, dài (nạp khí) theo phương pháp Misogi hay Aikido được các đại sư phụ như Koichi Tohei, Rinjiro Shirata hướng dẫn trong cuốn Aikido in Daily Life, The Way of Harmony.


 

  •  Thể dục luyện khí (Aiki-taiso) với các kỹ thuật tập điều động khí từ đan điền quyện với sức cơ bắp trong hành động để đạt hiệu năng tối đa. 


 

  • Các kỹ thuật đa dạng của Aikido để có thể giúp duy trì khí tọa thủ đan điền trong mọi tình huống, từ bất động đến di chuyển thân, xoay vòng, té lăn, tiếp đòn (hợp khí) và dẫn khí của đối phương tới kết thúc đòn.


 

Những kỹ thuật này đã được hệ thống hóa, từ đơn giản tới phức tạp, từ tập đối phó với một tới nhiều người, từ hóa giải những mũi tấn công tay không tới đối phó với người có vũ khí. Lúc  mới tập thì đánh chậm cho thật đúng đòn rồi mới gia tăng tốc độ phù hợp với tốc độ của đối phương hầu tránh làm thương tổn cho người đó. Sự nhuần nhuyễn sẽ giúp tăng thêm sự hữu hiệu của đòn thế và biến hóa của mỗi đòn.

 

Cũng như các phái võ khác, kỹ thuật Aikido chú trọng cả hình lẫn ý  (để điều đạt khí) trong mọi đòn thế để có được hiệu năng khác thường. Nếu các kỹ thuật chỉ có hình mà không có ý để điều đạt khí thì làm sao đạt sức mạnh mong muốn, trông khác nào một màn dàn cảnh, diễn tuồng. Tập như thế không thể ứng dụng kỹ thuật một cách hữu hiệu trong thực tế.

 

Trong luyện tập Aikido, các môn sinh sau đai đen cũng được dạy sử dụng vũ khí như côn (jo = bo) đoản côn (tanbo) và kiếm (ken), nhưng vì Aikido là võ học của tình thương nên môn sinh học sử dụng chúng để tập nới rộng tầm phát khí tới đầu côn mũi kiếm. Trong cuộc sống, gặp khi hữu sự, vớ được vật gì môn sinh cũng có thể dùng làm vũ khí phòng thân được.

 

Để kết luận loạt bài này, tôi xin nêu lên những khía cạnh ích lợi do luyện tập phương pháp Aikido :

 

AIKIDO, PHƯƠNG PHÁP TỰ VỆ HỮU HIỆU.

 

Vì bản chất Aikido là một môn võ nên tính tự vệ của nó là cố nhiên rồi. Trong Aikido không có tấn công mà chỉ dạy đón đòn công của đối phương, lái sức của hắn, dẫn và kiềm chế hắn. Có thể nói đây là phép “tá lực đả lực” (mượn sức đánh người) nên ta chỉ cần khéo léo dùng lượng nhỏ sức mình mà khống chế được sức lớn của đối phương.

 

Trong giao đấu môn sinh Aikido luôn lách tránh đòn ở giây phút cuối, tạo bất ngờ khiến đối phương không kịp thu đòn hoặc biến chiêu mà phải chịu sự khống chế của mình.

 

Chúng ta thường thấy môn sinh dùng những cú Atemi, đánh dứ hoặc thậm chí đánh thật, nhưng thực ra chỉ nhằm phân tán lực công kích cho dễ bề khống chế đối phương chứ không phải để đánh gục hắn. Trong phim ảnh chúng ta cũng thấy nhiều pha trình diễn kỹ thuật Aikido của Steven Segal bẻ tay kẻ ác răng rắc, đánh gục kẻ dữ một cách ngoạn mục. Nhưng đấy là kỹ thuật Aiki-jutsu (Hiệp khí Nhu thuật), tiền thân của Aikido. Các bạn có thể tìm đọc thêm về các nguyên tắc ứng dụng trong đòn thế Aikido ở cuốn Aikido, The Dynamic Sphere.

 

Mặt giới hạn của kỹ thuật Aikido là không có đòn tấn công, không lấy công làm thủ được, khả năng ta phải hơn đối phương mới chắc chắn khuất phục hắn. Thế nhưng ưu tiên của Aikido nhằm giáo dục, xây dựng con người mình trong tình thương và sự hòa hợp và đòi hỏi môn sinh liên tục tiến bộ.

 

AIKIDO, MỘT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC.

 

Hiểu biết rõ triết lý Aikido và quan sát phương pháp tập luyện của bộ môn này, ta thấy rõ tính giáo dục của môn phái:

 

  • Nhằm xây dụng một con người tốt trong tình thương và sự hòa hợp.

  • Loại bỏ những tính xấu, cố tật để chân thành hợp tác trong an bình giữa bản thân và tha nhân.

  • Tập luyện để sống an lành mạnh khỏe, cùng thiên nhiên phát triển.

  • Trong tập luyện với đối tác, hai môn sinh, một người như con dao, người kia như hòn đá mài, trao đổi giúp nhau cùng tiến, tiến mãi để đưa kỹ thuật Aikido lên hàng nghệ thuật và chính mình cũng được kiện toàn.


 

Chúng ta vẫn biết là “nhân vô thập toàn” và Aikido là một phương pháp hướng thiện, nếu không thể nâng chúng ta lên hàng “chân nhân” được thì cũng khiến cho những môn sinh kiên trì tập luyện ngày một tốt lành hơn. Nếu ta quan niệm rằng con người sống ở thế gian này để học tập, cải thiện thì Aikido quả là một phương pháp giáo dục tốt, cần được tiếp tục học hỏi suốt đời để vươn lên, “chiến thắng” những yếu kém của bản thân. Hãy suy ngẫm lời Tổ sư Uyeshiba: “chính thắng, ngã thắng”.

 

AIKIDO, MỘT PHƯƠNG PHÁP TẬP DƯỠNG SINH.

 

Được đặt trên nền tảng tình thương, những vận động, đòn thế của Aikido lại thuận theo những nguyên lý vũ trụ (Đông Phương) mà nuôi dưỡng, phát triển sự sống, nên môn này hiển nhiên là một phương pháp dưỡng sinh. Do đó nhiều người đã theo học Aikido để được khỏe mạnh, nuôi dưỡng sự phát triển từ cá nhân (ổn định thân tâm ) đến sự hợp tác trong cộng đồng ( nguyên lý hòa hợp ) để sống khỏe, vui, mạnh và sống có ích trong cộng đồng xã hội.

Chúng ta hãy cùng nhớ lại hai câu thơ nói về dưỡng sinh của Tuệ Tĩnh thiền-sư, người được xưng tụng là Y Tổ của nghành thuốc Nam :

 

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần,

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

 

Tôi xin dừng ở đây và trông chờ cao kiến của các bạn bổ sung cho để vấn đề đưa ra được đầy đủ hơn. Những thí dụ hoặc những kinh nghiệm của các bạn đóng góp chắc chắn sẽ đào sâu và làm sáng tỏ thêm những trình bày chủ quan và quá vắn tắt trên đây.

 -St-

PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP MISOGI

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Cache/Image/218/258218.jpg



1. Quỳ xuống, thẳng người, hai ngón chân cái bắt chéo với nhau, để một khoảng trống giữa hai đầu gối vừa đủ chỗ cho hai tay. Hai bàn tay đặt nhẹ nhàng trên hai đùi. (Chú ý: lúc mới quỳ kiểu này, hai chân bạn có thể sẽ mỏi : nhưng tập luyện dần dần bạn sẽ quen với thế ngồi đó, và sức mạnh, của phần hông của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Mặc dù đối với những ai không thể quỳ được kiểu đó thì họ cũng có thể ngồi trên ghế, nhưng quỳ bao giờ cũng hơn cả).
Giữ người thật thẳng và làm cho những bắp thịt lưng dướn lên. Trọng tâm của thân thể bạn phải được tập trung ở một điểm duy nhất phía dưới bụng dưới. (Đây gọi là điểm seika-no-itten, nghĩa là một điểm nơi chính giữa bụng dưới, cách dưới lỗ rốn chừng 5 phân. Chúng tôi sẽ xin giải thích điểm đó rõ hơn sau này). Hai vai để tự nhiên, thoải mái, và ngồi ung dung. Nhắm hai mắt lại từ đầu lúc tập cho tới cuối.


2. Miệng há ra như khi bạn đọc âm « a ». Bạn thở ra đằng miệng thật lâu, vừa thở vừa phát một tiếng « ha » khẽ. Thở ra liền một hơi, càng nhiều hơi càng tốt.

Khi thở ra, bạn hơi nghiêng người theo hướng hơi thở của bạn. Chúng tôi yêu cầu bạn phát ra một tiếng « ha » khẽ, là bởi vì nếu làm như thế bạn sẽ có thể biết xem hơi thở bạn có đứt quãng nửa chừng hay không, và nhờ tiếng đó bạn có thể biết được bạn có thở nhẹ nhàng hay không. Tiếng thở ra đó phải là một tiếng dài và rõ. Thường thường hơi thở đó kéo dài từ ba mươi đến bốn mươi giây, nhưng vì hơi khó đối với người bắt đầu tập cho nên hai mươi giây cũng tạm đủ. Tập lâu dần, bạn sẽ có thể thở ra dài hơn.

3. Lúc thấy thở ra đã đủ lâu, bạn thở hắt mạnh ra một cái. Dù cho bạn tưởng bạn đã thở ra thật là hết ròi, nhưng thường thường một chút hơi vẫn còn thừa lại trong phổi. Dù còn thừa hơi hay không, không thành vấn đề, bạn cũng nên cố thở mạnh ra một hơi thở cuối. Lúc đó, nửa thân trên của bạn sẽ tất nhiên phải nghiêng ra phía trước một chút. Mặc dù lúc bạn đã thở ra hết hơi, bạn cũng không được quên đi cái điểm ở bụng dưới, bởi vì nếu quên đi, lát nữa bạn sẽ khó lòng mà hít được hơi vào.

4. Khi đã hoàn toàn thở ra hết, đợi chừng một hay hai giây, ngậm miệng lại, bạn bắt đầu hít vào, nhắm hơi thở thế nào cho nó đi thẳng ra phía sau gáy. Nếu hít thẳng vào ngực thì bạn sẽ cản đường hơi thở, và hơi thở sẽ đứt đoạn ngay. Bạn phải luôn luôn hít vào nhẹ nhàng. Hít hơi như thế lâu chừng 25 giây. Cũng như khi thở ra, lúc bạn thấy bạn đã hít vào thật đủ rồi, thì bạn hít thêm vào một hơi cuối.

5. Khi đã hoàn toàn hít hơi vào hết, bạn hãy dồn hơi thở đó xuống cái điểm ở bụng dưới đã nói và tưởng tượng hơi đó đi qua những bắp thịt lưng của bạn. Giữ như vậy trong 10 giây. Khi hít hơi vào phía gáy, tất nhiên bạn sẽ hơi ngả người về phía sau. Bây giờ bạn lại phải quay trở lại vị trí cũ để cho trọng tâm của bạn lại ở vào cái điểm nơi bụng dưới đã nói. Nếu không dồn hơi thở xuống điểm ở bụng dưới đó, thì bạn sẽ thấy rất khó nhọc giữ hơi trong mười giây, và hơi thở ra sau đó sẽ văng mạnh ra. Chỉ khi nào dồn được hơi xuống điểm đã nói, bạn mới có thể ngậm hơi thở được một cách dễ chịu từ 10 đến 30 giây.

6. Tập trung hơi thở vào điểm nơi bụng dưới, và khi 10 giây đã qua, bạn hả miệng, thở ra hết sức nhẹ nhàng. Lập lại bài tập hô hấp này bao nhiêu lần cũng được. Muốn cho thực kết quả, sự thở ra và hít vào phải lâu hơn một phút, nhưng đối với những người mới tập, thì 40 giây cũng đủ.

Dù có nhiều người nói rằng khi hít vào như thế ta không được hít vào hoàn toàn mà chỉ được ngậm lại 1 phần 8 hơi thở mà thôi, và lại cũng có người chủ trương rằng khi đã hít vào rồi, ta nên để một chút hơi thoát ra và rồi mới ngậm lại, nhưng cả hai thái độ này đều chứng tỏ những người đó không biết gì về cái điểm duy nhất ở nơi bụng dưới đó. Họ cho rằng nếu ngậm lại hoàn toàn thì ta sẽ thấy rất khó chịu. Nhưng, thực ra, nếu tập trung tất cả hơi thở của ta vào điểm đó thì ta thấy ngậm cả hơi lại rất dễ. Nếu hơi thở của ta đứt quãng nửa chừng, hoặc nếu nó làm ta khó chịu, thì đó là một dấu hiệu cho biết là nó đã đi quá cái điểm nơi bụng dưới đã nói. Nếu ta dồn hơi xuống đúng điểm đó ta sẽ thấy ta luôn luôn có thể vừa hít vào và thở ra được lâu, nhẹ nhàng và đều đặn. Những người mới tập một mình, lúc làm hô hấp, nên phát ra một âm thanh khẽ như thế để có thể biết ngay được là mình làm có đúng đường hay không. Khi tập hô hấp, bạn nên nhớ rằng đó không phải chỉ là vấn đề thở ra và hít vào mà thôi.

Bạn phải coi đó là một cơ hội để tập trung tinh thần nữa. Thở ra để hơi thở bạn vượt được đến cõi thiên đường ; hít vào để hơi thở xuống được tới bụng bạn. Nói cách khác, khi bạn thở ra, bạn nên làm cách nào để cảm thấy rằng không phải hơi thở của bạn đã tắt đi ngay trước mắt mình mà còn vượt được tới bến bờ của cõi thiên đàng. Theo lối nói của Hiệp Khí Đạo, thì đó là ki o haku, nghĩa là thở ra như là ta trút ra cái khí của ta.

Theo phương pháp này, thì mặt dù hơi thở của ta nhẹ nhàng, nhưng nó có sức mạnh. Trong khi hít vào, thì đó là ta đã kéo vào cái khí của vũ trụ và đem tập trung nó xuống cái điểm nơi bụng dưới của ta. Nói khác đi, ta có cảm tưởng như ta đang kéo vũ trụ vào trong lòng ta vậy. Khi ta đã thở ra hết, thì đó là ta đã đặt mọi sự việc vào tay vũ trụ.

Khi ta đã hít vào hoàn toàn, thì ta với vũ trụ đã hòa làm một. Thoạt đầu có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, lối hô hấp của bạn có thể hỗn độn và dễ bị đứt quãng nửa chừng ; nhưng nếu bạn lặp đi lặp lại bài tập đó chừng 10 hay 20 phút, tinh thần bạn sẽ trở nên hòa dịu hơn, và lối hô hấp của bạn sẽ trở nên thoải mái hơn. Cứ luyện tập đều đặn và thường xuyên, bạn sẽ tới một giai đoạn mà hơi thở của bạn sẽ lâu, nhẹ nhàng và thoải mái ngay từ lúc đầu, bất cứ lúc nào bạn muốn tập.

Lúc bấy giờ bạn đã quên đi được cái thân xác của bạn và du nhập một thế giới hô hấp thuần túy. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy như là vũ trụ đang hô hấp chứ không phải là bạn. Cuối cùng bạn sẽ tới chỗ nhận thức chính mình như một phần của vũ trụ. Không phải là một sớm một chiều mà bạn có thể thấu đáo được cái tác dụng của những phương pháp hô hấp : cần phải có kỷ luật mới có thể du nhập được cái thế giới của nó.

Khi đã có thể gọi là thành công trong phương pháp hô hấp ở vị trí quỳ xuống, bấy giờ bạn có thể tập hô hấp bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ ở vị trí nào, đứng, ngồi trên ghế, trong khi đi, hoặc trong khi nằm. Khi bạn tập hô hấp trong khi đi, bạn hãy cố bình tâm bằng cách tập trung tư tưởng vào cái điểm nơi bụng dưới đó, và bước đi nhẹ nhàng trên mặt đất. Đừng làm cho cái điểm đó xao động.

Nếu bạn rút ngắn thời gian hít vào và thở ra, và kéo dài thời gian dồn khi xuống bụng dưới, thì bạn sẽ thấy rất dễ chịu. Đây là một phương pháp hết sức hữu hiệu để bình tâm ngay cả lúc bạn đang đi.

Trong phương pháp hô hấp nằm, thì bạn nằm ngửa thật thẳng, hai chân duỗi thẳng. Bởi lẽ nằm như thế thì khó hít không khi vào đằng sau gáy, cho nên bạn hít vào được bao nhiêu tùy sức, chớ nên cố quá ; rồi cũng dồn khí đó xuống điểm đã nói.

Trong trường hợp này cũng vậy, bạn nên rút ngắn thời gian hô hấp, và kéo dài thời gian giữ không khí ở bụng dưới. Phương pháp này được áp dụng nhất là khi bạn bị đau.

Khi bạn đang lái xe, hoặc khi bạn đang đứng đợi người nào, bạn cũng có thể tập hô hấp được.

Khi ở giữa đám đông, để tránh làm phiền người khác gây ngượng ngùng cho chính bạn, thì bạn hãy tập hô hấp bằng đằng mũi. Mười phút tập là mười phút bạn lấy thêm năng lực, và một giờ tập là một giờ năng lực. Dù rằng thời gian tập có ngắn ngủi đi chăng nữa, nếu bạn tập cho đúng cách thì kết quả vẫn tăng lên nhiều. Tuy nhiên đừng quên rằng nhiều khi tập nhiều quá (nghĩa là lúc nào cũng tập) lại đưa đến chóng chán. Vật gì dễ được bao giờ cũng dễ mất.

Thói quen tốt nhất là tập lối 15 phút trước khi đi ngủ và 15 phút sau khi ngủ dậy mỗi buổi sáng.

Bạn sẽ thấy sức lực bạn sẽ tăng cường và bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu bạn hy sinh 15 phút thời gian ngủ để tập hô hấp. Một điều nữa là nếu bạn mệt nhọc vì làm việc ở sở hay vì học hành ở trường, thì thay vì đi dạo hay nằm nghỉ, bạn nên dùng thời gian đó để hô hấp (lối 15 hay 20 phút), bạn sẽ thấy dễ chịu lên hẳn.

Trong trường hợp bạn đang vô cùng bối rối về một vấn đề gì, hoặc có một biến cố gì vừa xảy đến khiến bạn lo âu, thì bạn hãy cố gắng tập hô hấp vào lối 2 giờ, trí bạn sẽ sáng ra và bạn sẽ có thêm can đảm để làm một việc gì, và bạn sẽ có thể đến được một quyết định cho bất cứ việc gì của bạn.

Đôi khi, họp lại một nhóm người cùng một tư tưởng để tập hô hấp với nhau là một chuyện rất hứng thú. Người nào nóng tính có khi nửa đường bỏ tập luôn, nhưng nếu có một nhóm người dẫn dắt, người đó sẽ đi đến cùng. Nếu tập từng nhóm, thì cố nhiên bạn nên tuyển lấy một người trưởng nhóm để mọi người cùng theo lời chỉ bảo. Người trưởng nhóm nên kiếm lấy một vật gì bằng gỗ để có thể gõ xuống sàn hoặc một chỗ nào đó làm dấu hiệu. Khi người này gõ một tiếng, mọi người sẽ cùng thở ra ; khi gõ lần thứ hai, thì mọi người bắt đầu cùng hít vào.

Một tiếng gõ nữa, thì mọi người lại cùng thở ra. Tập như thế lối một giờ. Giữa hai lần gõ cố đừng làm hơi thở bị đứt quảng. Dù cho có khó chịu, cũng cố theo đúng dấu hiệu của người trưởng nhóm. Chỉ có thể đạt được kết quả và làm chủ được phương pháp hô hấp nếu bạn đừng « ăn gian ». Nếu thấy khó chịu vì một lỗi lầm nào đó, thì nên cố gắng tìm xem có là lỗi lầm gì, hơn là « ăn gian ». Mặc dầu người trưởng nhóm có thể thở thật lâu và đều, người đó cũng chớ nên coi mình là tiêu chuẩn. Hắn phải kiểm soát lại lối hô hấp của mình bằng cách hít thở thật mạnh và ngắn hơn để những người mới tập trong nhóm có thể theo kịp.

Loài người có thể vẫn sống được một thời gian khá lâu khi nhịn ăn, nhưng nếu nhịn thở chỉ chừng một lát thì nhất định đi đứt. Dù rằng ta thở mà mạnh : người yếu đuối thì hơi thở nếu và ngắn.

Người có một tinh thần bình yên thì thở nhẹ nhàng và đều đặn, trái lại một người tâm thần bất an thì thở lung tung và thành từng đợt. Bằng cách điều khiển lối hô hấp, ta có thể tìm cho tâm thần ta một thế quân bình và cho thể xác ta một sức khỏe. Mỗi ngày bỏ ra chút thời giờ để tập hô hấp có thể không mang tới kết quả trông thấy, nhưng nếu ta cứ tập luyện không ngừng và đừng thất vọng, thì ta có thể tạo cho ta một sức mạnh tuy tiềm tàng nhưng rất phi thường. Và rồi dần dần ta sẽ tới một giai đoạn mà lúc nào ta cũng có thể hợp nhất tinh thần và thể xác ta, nhờ đó mà ta sẽ có được những năng lực thật kinh ngạc.

Vô số người có thể trông thấy một cây cao lớn, nhưng ít người trông thấy rễ cây đó. Một cây chỉ cỏ thể mọc lên cao là nhờ rễ của nó vững vàng.

Những phương pháp hô hấp là những kỷ luật căn bản của Hiệp Khí Đạo. Dùng thời giờ mà mọi người thường lãng phí để tập những kỷ luật căn bản đó, bạn sẽ trở thành một con người vĩ đại.

AIKIDO VỚI ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI



[Image]



Trong khu vườn, một viên sĩ quan trẻ và một ông lão, mỗi người cầm trong tay một thanh mộc kiếm, cả hai cùng hét “Hey!” và vào thế thủ. Ngay lập tức, viên sĩ quan trẻ tung kiếm nhảy bổ vào tấn công lão già bằng một đòn chém trực diện “shomen uchi” như trời giáng. Ông lão chỉ cần xoay nhẹ thân pháp đã tránh được cú chém thần tốc của đối thủ. Viên sĩ quan cảm thấy rất bất ngờ, tuy nhiên, kịp quay vội người lại, huơ kiếm ra tiếp một đòn chém “naname” vào thái dương ông lão cùng tiếng “Kiai” long trời lở đất. Không khó khăn mấy, ông già lại xoay nhẹ thân pháp như lần trước để tránh lưỡi kiếm hung hăng kia mà không hề phản công lại. Viên sĩ quan càng lúc càng hăng, lại nổi giận vì đối phương không đánh trả nên điên tiết tung ra hết các tuyệt chiêu của mình hòng hạ gục ông lão. Tuy nhiên, với công phu kinh linh của mình, ông lão vẫn ung dung thi triển các động tác xoay hoán thân khiến đối phương thấy ông như chợt ẩn chợt hiện trước sự bao vây của gươm kiếm. Viên sĩ quan trẻ cảm thấy thất vọng và bế tắc, mồ hôi nhễ nhại và mắt như hoa lên, hắn đành vận hết sức bình sinh, hét lên một tiếng thật lớn như để trút hết nỗi phẫn hận tuyệt vọng và nhảy lùi ra sau, đứng bất động. Cả hai cúi đầu chào nhau và chấm dứt trận tỉ thí. Viên sĩ quan hải quân trẻ là một kiếm sư của môn phái Shintoryu Kenjutsu (Thần đạo lưu kiếm thuật), một kiếm phái cổ nổi tiếng của Nhật. Ông già ấy chính là Morihei Ueshiba, vị sáng tổ của môn võ Aikido (Hiệp Khí Đạo). Cũng xin nói thêm, chiêu thức hoán thân để né tránh đòn tấn công trong trận tỉ thí vừa kể là một trong “tứ đại công phu” của Aikido, gọi là Tai no tenkan, đã được tác giả Kim Dung đề cập đến với cái tên Lăng ba vi bộ hay Di hình hoán ảnh.


Vài dòng về Morihei Ueshiba



[Image]



Morihei Ueshiba sinh năm 1882 tại Tanabe, là một võ đạo gia lớn của nhân loại. Năm 33 tuổi, ông được xem như người có võ công cao nhất Nhật Bản. Với thân hình nhỏ bé mảnh mai, cao 1.55m và nặng dưới 50kg, ông có thể quật ngã cùng lúc nhiều võ sĩ vai u thịch bắp, có cả vũ trang, họ bị ném ra xa gần 10 mét mà không hiểu vì sao, cũng không cảm nhận được ông có chạm vào người của họ hay không. Từ năm 14 tuổi, Morihei Ueshiba bắt đầu học nhiều loại võ thuật cổ truyền của Nhật, trong đó có cả lao, kiếm, giáo, côn, nhu thuật ... của người Nhật Bản, môn nào ông cũng đạt đến cấp độ cao nhất. Ông đã từng một mình với thanh kiếm gỗ đi lang thang khắp nước Nhật để tầm sư học đạo, nếu thấy người nào giỏi hơn ông, ông xin lưu lại làm học trò và tập luyện cho đến khi học được tất cả những gì thầy có rồi lại lên đường. Đến một lúc, gần như không còn ai có thể đánh thắng ông nữa.
Tuy nhiên, tưởng đến khi gần đạt được mục đích của cuộc đời mình, một câu hỏi ngày càng lớn trong tâm hồn của ông: “Quật ngã kẻ khác, đánh gục họ xuống, chiến đấu và đàn áp để làm gì? Nếu võ thuật chỉ chừng ấy ý nghĩa, thì đâu là giá trị của nó?”

Sự trực nhận chân lý và định nghĩa về võ đạo


[Image]



Ông tạm gác võ thuật qua một bên, tìm đến những chùa chiền nổi tiếng nhất và nghiên cứu triết lý. Ông đến nơi tĩnh mịch để suy tư. Ông ngồi dưới thác nước giá buốt để mở “cặp mắt của tâm hồn”. Quyết tâm giải quyết cho kỳ được câu hỏi trên, ông sống một cuộc đời vô cùng khổ hạnh. Một mình trên núi, khoa cây kiếm gỗ, ông chìm đắm trong câu hỏi: “Võ thuật là gì?”.

Sau mấy năm suy tư và lê bước khắp nơi, một ngày kia từ một ngọn núi đi xuống, vào trong sân một căn lều, ông xối nước lên mình và nhìn lên bầu trời xanh thẳm. Bỗng nhiên ngay lúc đó, ông cảm thấy trong mình khác lạ. Ông được nâng lên, sảng khoái, nước mắt lăn xuống má trong một cảm giác biết ơn trời đất và trực nhận được chân lý – mình đã hòa nhập cùng vũ trụ.

Sau biến cố đó, võ sư Ueshiba đã giảng cho các môn đệ: “Võ thuật không liên quan gì đến sức mạnh vũ phu dùng để đánh gục địch thủ, cũng như những khí giới lợi hại đưa thế giới đến chỗ tiêu diệt. Những ngành võ thuật chân thật, không tranh đua, điều hòa khí lực của vũ trụ, gìn giữ hòa bình cho thế giới, sinh sản và đưa vạn vật trong vũ trụ đến chỗ trưởng thành. Bởi thế, tập luyện võ nghệ không nhằm mục tiêu tiền khởi là đánh bại kẻ khác, mà thực hành lòng yêu mến trời đất trong lòng ta”.

Từ đó, các ngành võ thuật mà Ueshiba đã tinh luyện trước kia dần dần biến đổi, để cuối cùng tiến hóa thành môn Aikido (Hiệp Khí Đạo). Những đòn thế dữ dội và ghê gớm ông đã tập ngày trước, những môn võ chà nát mọi vật trở thành những kỹ thuật được Ueshiba di chuyển trông đẹp như đang biểu diễn một vũ điệu Nhật Bản, như thể quên hẳn sự có mặt của địch thủ. Nhưng tất cả đều bị quật ngã, họ đã chạm phải sức mạnh của vũ trụ trong thân hình mảnh mai, nhỏ bé của Ueshiba.

Kể từ đó, Ueshiba đưa ra một khái niệm mới về võ đạo: “Võ đạo là tình thương và sự hoà hợp”. Trong ngành võ đạo của Ueshiba không có sự thi thố, so tài hay tương tranh. Cũng có thể vì lẽ đó, sau luật cấm mọi hình thức tập luyện võ thuật trên khắp nước Nhật của Mỹ vào năm 1946, đến năm 1948, Aikido là võ phái đầu tiên được phép hoạt động trở lại trên đất nước Phù Tang. Morihei Ueshiba đi vào cõi vô cùng vào ngày 26/04/1969, nhưng sứ điệp của ông để lại vẫn luôn vang mãi trong tâm hồn của những người yêu chuộng võ thuật trên trái đất này. “Aikido không phải là một kỹ thuật để đánh gục kẻ khác, mà để cải sửa chính tâm hồn bạn, hoà hợp chúng ta với sự di chuyển của vũ trụ.”

Aikido là phương thức giáo dục


[Image]


Nếu bạn đã từng đến thăm một đạo đường Aikido, bạn sẽ thấy tại đây toát ra vẻ lịch lãm, nghiêm trang nhưng rất nghệ thuật từ nghi thức, trang phục cũng như những vòng tròn đẹp mắt từ kỹ thuật của môn võ này. Đặc biệt, Aikido là môn võ độc nhất mang tính chất gia đình vì mọi thành viên đều có thể tham gia tập luyện trong tinh thần võ đạo. Người ta sẽ rũ bỏ được những phiền muộn, mệt mỏi và thay vào đó là sự cảm nhận nguồn sinh lực dồi dào cùng sự sảng khoái. Và vì với tinh thần bất tương tranh trong toàn bộ thời gian tập luyện, không có bất kì trận tỉ thí nào xảy ra ở sân tập, mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính hay mọi tình trạng sức khoẻ đều có thể tham gia một cách an toàn.

Từ những ngày đầu tiên tập luyện Aikido, môn sinh sẽ được học kỹ thuật Shiho-nage, là một kỹ thuật ném 4 phía phỏng theo ý niệm chém tứ phương của kiếm pháp (Shiho= tứ phương, Nage=ném). Một kỹ thuật cực hiệu quả trong hệ thống kỹ thuật của môn phái này. Tuy nhiên, môn sinh không chỉ học những động tác thực hiện, mà phải thấm nhuần ý nghĩa giáo dục của nó. Shiho nage là Shiho hai (bái tứ phương) để cảm tạ (kansa) đấng tạo hoá, tổ tiên, đồng loại và vạn vật; nó cũng có ý nghĩa là Misogi (Khiết), giúp môn sinh tẩy sạch tâm, trí, thể của mình; cuối cùng, nó còn có nghĩa là Kiri Hiraku (thiết khai) để mở ra và giải thoát. Môn sinh khi tập đến kỹ thuật này, phải tự nhắc mình gột bỏ những vết dơ trong tâm trí, phải biết ơn với vạn vật, đấng sinh thành, thầy bạn, đồng đội.

Tăng chỉ số xúc cảm (EQ – Emotional Quotient)

Đa phần các kỹ thuật tập luyện trong Aikido là những bài đa luyện, bắt buộc phải có tối thiểu 02 người tập chung với nhau. Có rất ít các kỹ thuật tập đơn luyện và chỉ xuất hiện ở các kỹ thuật cấp độ cao. Trong Aikido lại không có khái niệm kẻ thù hay đối thủ, họ chỉ có khái niệm là bạn tập, người hỗ trợ. Mọi kỹ thuật của Aikido sẽ không thực hiện được hoàn chỉnh nếu không có sự hỗ trợ của bạn tập. Điều này cho thấy, đây là một phương pháp hữu hiệu để tránh môn sinh không trở thành những “thiên tài đơn độc”, nhận thức được tầm quan trọng của sức mạnh tập thể và các giá trị của sự tương trợ.

Người ta thường xuyên thấy môn sinh Aikido tập luyện bằng cách nắm chặt tay nhau khi tập, trong chừng mực nào đó, có thể hiểu như họ đang tập hoá giải khi bị nắm lấy tay. Một vài người sẽ chê cười, cho rằng đấy là những việc không thực tế, trong đời thường, có ai nắm tay thế này, có ai đưa tay cho anh bẻ thế nọ. Thật ra, luyện tập lâu dần mới hiểu, ngoài cái ý niệm tự vệ, đây là một phương pháp tập để tăng cường khả năng cảm nhận của người tập. Ban đầu, bạn sẽ cảm nhận được các chuyển động của người đối diện, có thể phát hiện ra mọi hành vi của người này mà không dùng mắt, võ học gọi khả năng này là “thính kình”. Bước kế tiếp, nếu bạn chăm chỉ hơn, bạn sẽ cảm nhận được thăng bằng của người đối diện để từ đó bạn có thể tạo ra sự mất thăng bằng liên tục cho người tấn công và kết thúc cuộc chiến bằng cách tạo lại thăng bằng cho họ, đương nhiên trong tình huống kẻ tấn công bị khống chế “một cách an toàn cho cả 02 phía”. Về sau, khả năng cảm nhận này không chỉ dùng lại ở việc khai thác năng lực cảm nhận sự tấn công qua xúc giác thay cho thị giác, nó sẽ tăng khả năng xúc cảm toàn diện của con người. Thoạt tiên là kiểm soát được xúc cảm của bản thân, sau đó là năng lực cảm nhận và hiểu được những người xung quanh. Như vậy, việc tập luyện Aikido đúng đắn, không thực dụng, không cầu thắng, cần mẫn, chăm chỉ sẽ phát huy được xúc cảm.

Một trong những chỉ số để trở thành con người thành đạt theo quan niệm ngày nay là chỉ số xúc cảm.

Tăng chỉ số vượt khó (AQ – Adversity Quotient)

Người có chỉ số AQ cao là người sống tích cực, có khả năng vượt qua nghịch cảnh, không thoả hiệp với khó khăn và không suy sụp khi thất bại. Các nhà tuyển dụng ngày nay luôn mong chờ gặp được những con người như thế, vì họ tin rằng, những người này có sự quyết tâm cao độ, dám đối mặt với khó khăn và có nghị lực xoay chuyển tình thế.
Aikido hoàn toàn không có các chiêu thức tấn công kẻ khác, chỉ có những kỹ thuật tự vệ để kết thúc trận chiến sao cho kẻ tấn công càng ít tổn thương càng tốt. Những ai đến với Aikido chỉ vì mục đích học được những chiêu thức khốc liệt sẽ thất vọng hoàn toàn và đa số họ rời bỏ ngay trong thời gian đầu. Bởi lẽ, trong Aikido, người ta đặt mục tiêu tập luyện lớn nhất là Masakatsu Agatsu – Chính thắng ngã thắng – cũng là di huấn của Tổ sư Morihei Ueshiba. Chính thắng ngã thắng nghĩa là tìm đến chiến thắng thật sự, là chiến thắng bản thân mình, Aikido không nhằm mục đích sửa sai người khác, mà là tự hoàn thiện bản thân. Cuộc sống vốn là chuỗi vận động liên tục, tạo ra các khó khăn và thử thách ngay từ khi con người vừa sinh ra cho đến khi mất đi, đôi khi điều đó dẫn con người đến sự tuyệt vọng. Nếu bạn chiến thắng bản thân, bạn sẽ vượt qua được các thách thức hay khó khăn của cuộc đời này. May mắn thay, người tạo ra Aikido rất chu đáo khi hệ thống hoá các bài tập của Aikido để môn sinh của Người đều đi tìm chiến thắng lớn nhất. Trong kỹ thuật của Aikido, không có một chuẩn mực để xác định thế nào là thực hiện kỹ thuật một cách hoàn thiện nhất. Người tập Aikido hằng ngày phải tự trau chuốt, mài giũa kỹ thuật của mình, phải cố gắng để kỹ thuật càng nhuần nhuyễn, sắc bén hơn. Thực tế, những cố gắng này không bao giờ đưa người tập đến đỉnh cao của một kỹ thuật nào đó, mà người tập đang cố gắng để hoàn thiện bản thân mình. Cũng từ đó mà tính kiên trì và bền bỉ được phát triển mạnh mẽ trong những con người Aikido. Họ tập luyện để đẩy lùi những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm của bản thân.

Ý thức được tầm quan trọng của qui trình

Xin lấy kỹ thuật Shiho-nage ra làm một ví dụ. Người tập Aikido thực hiện kỹ thuật Shiho-nage để ném ngã đối phương bằng cách tạo ra vòng tròn động để lôi cuốn đường tấn công và đường xoắn ốc để xoay người, làm mất trọng tâm và ném đối phương. Người tập chỉ cần thực hiện đúng các bước thì có thể ném ngã đối phương to hơn mình rất nhiều mà không cần thiết phải dùng sức mạnh cơ bắp. Ngoài ra, người tập phải hiểu được nguyên lý hướng dẫn năng lượng tấn công vì năng lượng đi trước vật chất. Có thể hiểu Shiho-nage là một qui trình, người thực hiện tạo ra qui trình, sự vận hành của qui trình sẽ đưa đến kết quả như họ muốn, rõ ràng, kết quả của việc làm ngã kẻ tấn công không phải do sức lực của người thực mà do qui trình shiho-nage tạo ra. Trong hệ thống kỹ thuật của Aikido, người tập luyện luôn tạo ra một tiến trình, tiến trình này là sự kết hợp các nguyên lý về vật lý học, thần kinh học để kiểm soát đối phương chỉ với cố gắng tối thiểu và đạt được hiệu quả tối đa.


[Image]
Minh hoạ kỹ thuật Shiho nage



Đối mặt nhưng không đối đầu

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ phải gặp những khó khăn, có khi lại gặp sự va chạm. Một phản ứng rất tự nhiên, người ta sẽ thu rút mình lại để tránh né cái khó hay ngược lại là phản công trực tiếp cho dù phải tạo ra một phản lực lớn. Giải pháp lý tưởng nhất khi gặp khó khăn hay va chạm đó là sự đối mặt với khó khăn và tìm cách hoá giải hiệu quả nhất. Dĩ nhiên, nói thì dễ nhưng làm mới khó, không phải ai cũng có thể thực hành tốt phương pháp này vì để làm được, phải có sự tự tin, dũng khí, bản lĩnh và có năng lực giải quyết vấn đề. Kỹ thuật Irimi nage là kỹ thuật được nhìn thấy thường xuyên ở các đạo đường Aikido. Irimi là kỹ thuật đặc sắc, các bước chân của Irimi giúp cho môn sinh Aikido có thể di chuyển tiến thẳng vào đường tấn công nhưng không trực tiếp lãnh nhận hay cưỡng lại lực tấn công của đối phương. Đây chính là một nghệ thuật đối mặt nhưng không đối đầu. Dĩ nhiên, để đạt được trình độ thực hiện kỹ thuật Irimi như tôi kể, người tập phải tự rèn luyện đến mức có đủ dũng khí, đủ năng lực và khả năng quyết đoán thời điểm thực hiện để đi thẳng vào cái chết và giành lấy sự sống.

Triệt tiêu sự xung đột và thực hiện lòng nhân ái

Hiếm khi người ta tìm thấy được các kỹ thuật “hoà” trong võ thuật hay thậm chí võ đạo như ở Aikido. Chính đây cũng là sự khác biệt của Aikido và các võ phái khác. Trong Aikido, người ta không bỏ thời gian ra để tập luyện cho tay chân trở thành sắt thép, để có thể đoạt lấy mạng sống hay sự lành lặn của người khác một cách nhanh nhất vì kỹ thuật Aikido đơn giản là những vòng tròn có tâm là trọng tâm của cơ thể, được tạo ra từ các động tác xoay chuyển nhằm tăng sức mạnh và từ đó triệt tiêu tính đối kháng. Không có sự tồn tại khái niệm đối kháng trong Aikido.Những chiến thắng do tương tranh mà có là những chiến thắng tương đối vì cũng có lúc bạn sẽ phải là người bại trận, trong khi những chiến thắng mà không cần tương tranh là chiến thắng tuyệt đối. Nói như vậy, có nghĩa là hành giả Aikido phải triệt tiêu sự tương tranh, tính đối kháng hay hấn khí từ trong suy nghĩ của người khác.
Với Aikido, mục đích tối cao là xây dựng một thiên đường trên trái đất, đầy ắp tình yêu thương và hoà bình. Chữ Ai trong Aikido được hiểu khác với chữ Aiki của người Nhật (Aiki là thuật ngữ võ học nói về một nghệ thuật chiến đấu cổ xưa thực hành bằng cách phối hợp chính xác về yếu tố thời điểm và sự hợp nhất). Chữ Ai (合 - hoà hợp) đồng âm với chữ Ái (愛- yêu thương). Chữ Ai (合) gồm một mái nhà, một chữ nhất, một chữ khẩu, như muốn tượng hình cho câu nói bất hữu của Morihei Ueshiba: “Vũ trụ nhất gia”



[Image]



Đoạn kết

Để kết thúc bài giới thiệu ngắn về Aikido, tôi xin lặp lại mục đích lớn nhất của Aikido là tình thương và sự hoà hợp. Thật ra, có rất nhiều, rất nhiều câu chuyện nói về Aikido mà nhân vật chính là Tổ sư Morihei Ueshiba và các môn đệ của người. Tuy nhiên, tôi không muốn trở thành kẻ huênh hoang nói về võ đạo của mình nhờ ánh hào quang của những tên tuổi lớn. Tôi viết bài này với sự kết hợp của những thông tin phổ biến và từ Aikido “của tôi”.

Aikido là một võ đạo sử dụng kỹ thuật tự vệ làm công cụ để rèn luyện bản thân toàn diện: thể xác – trí tuệ – tâm hồn. Chính vì nét hiền hoà, triết lý sâu sắc, quan điểm võ đạo phù hợp với sự phát triển của nhân loại – hoà bình và tình thương, hiện nay có rất nhiều người tham gia tập luyện Aikido, đa số các quốc gia đều có đạo đường Aikido, một số trường Đại học danh tiếng thế giới đã đưa Aikido vào chương trình giáo dục thể chất ( như Đại học Massachusetts), tại nước ta có Đại học Ngoại Thương (Hà Nội), Đại học Bách Khoa (TP.HCM), Đại học RMIT, Đại học Xã hội Nhân văn (TP.HCM).

Nếu bạn đang tìm những khoá học giúp cho mình có một cơ thể, một tinh thần khoẻ mạnh, có khả năng tự bảo vệ mình, tăng các chỉ số cần thiết để có thể trở thành người thành đạt, Aikido sẽ là một lựa chọn tối ưu cho bạn.

Aikido.vn

Truyện cười: Ưu thế

Ưu thế


Diêm Vương gặp Ngọc Hoàng đề nghị tiến hành một trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Thiên Đường và Địa Ngục. Ngọc Hoàng cười mát:
- Làm sao đội của nhà ngươi có thể địch nổi đội của ta? Những ngôi sao sân cỏ lừng danh nhất thế giới sau khi qua đời đều được lên thiên đường.
- Diêm Vương mỉm cười: Chẳng hề gì! Bởi lẽ có bao nhiêu trọng tài, âm phủ của chúng tôi đều nắm được cả.



Thành công


Đội bơi lội tỉnh nọ vừa đi thi đấu về, huấn luyện viên long trọng phát biểu:
- Tuy chúng tôi không đạt một thắng lợi nào, nhưng thay vào đó không ai bị chết đuối và điều đó đã là thành công lắm rồi!



Chữa ghen





Một chàng vớ phải cô vợ có tính ghen. Nghe tin bạn có bí quyết "triệt ghen", anh ta liền tìm đến học hỏi.Sau khi học xong, anh ta quyết thử nghiệm. Thế nhưng cô vợ thậm chí còn đòi ly dị nên anh ta lại tìm đến người bạn thắc mắc:
- Thế mày có giả vờ nói mê như tao bảo không?
- Có, tao nói y nguyên.
- Mày thử nhắc lại xem nào?
- Liên ạ ... Anh ...chỉ ..yêu...mình ...e...em.
- Trời ạ, Liên là vợ tao, thế mày không thay bằng tên của vợ mày à?


Nguồn: Internet

Tuesday, March 9, 2010

TRIẾT LÝ AIKIDO

Sự khác biệt nổi bật giữa Aikido với một số môn phái khác ở chỗ Aikido đã hoàn chỉnh được một hệ thống lý-luận và một nhân sinh  quan để chỉ đạo cho kỹ-thuật và ứng dụng cho hành động của môn sinh trong cuộc sống. Tư-duy chính đáng khởi đầu cho hành động chính đáng và theo một phương pháp giải-quyết vấn-đề một cách xây-dựng sẽ phải đưa đến kết quả tốt đẹp.

 

Học Aikido mà không hiểu rõ tinh thần bổn môn hoặc không thể hiện được tinh thần ấy thì kỹ-thuật không thể biến hóa một cách sinh động, đúng hướng đã vạch của vị Sáng Tổ. Đấy là ta chưa nói đến việc  kỹ-thuật Aikido có thể bị sử dụng một cách không chính đáng mà tác hại cho nhân quần, xã hội.

 

Để nhấn mạnh điều này, John Steven, đệ-tử của thày Rinjiro Shirata, đã viết trong cuốn Aikido, The Way of Harmony: “…coi Aikido như một môn võ-thuật bao gồm những thế ném, quật, khóa … - những kỹ-thuật có thể thấy trong bất cứ môn tự-vệ nào – là một điều phỉ báng cả một đời tầm đạo của Tổ-sư.”

 

Vì đã không am tường, thấm nhuần tư tưởng Aikido mà một số môn sinh đã khư khư lấy cái thuật của Hiệp-khí và lái qua con đường đấu tranh, tỷ thí để mong đạt được cái THẮNG tương đối. Việc này không những đã coi thường công trình tạo dựng của vị Sáng Tổ mà còn hạ thấp môn phái từ ĐẠO ( DO ) xuống THUẬT (jitsu ).

 

Tiện đây, tôi xin thử phân biệt ĐẠO và THUẬT một cách đơn giản như sau:

THUẬT dùng những phương thức khác nhau nhằm đạt được mục đích đã định chứ không phân biệt tốt-xấu, cao đẹp hay hiểm độc. Còn với ĐẠO, các kỹ thuật được sử dụng sao cho phù hợp với đạo-lý, thuận theo đức hiếu sinh của Thượng -đế …

 

Sau đây chúng ta thử hệ-thống triết-lý Aikido để hiểu rõ ý chỉ của vị Khai sáng môn phái,để khi theo học, chúng ta phải trở thành môn-đồ chân chính, thể hiện kỹ-thuật đúng với tinh thần thuần khiết, cao cả của bộ-môn, với những nguyên-lý chính yếu sau đây :

 

1.- TÌNH THƯƠNG: là yếu-tố nòng cốt của sự hình thành vạn vật, khởi phát một sức mạnh thiêng liêng, một hấp-lực để kết hợp mà tạo thành vũ-trụ. Đó là ái lực sản sinh ra mọi cuộc sống : đức HIẾU SINH, đức lớn của Trời Đất ( “thiên địa chi đại đức viết sinh”, Hệ từ truyện, Khổng-Tử ). Do đó, tình thương là căn bản cho tư tưởng và hành động DƯỠNG SINH. Tình thương cũng là sức mạnh quy tụ con người và tạo dựng xã-hội loài người.

 

Tình thương hay tình yêu chân chính là một tình cảm vô cùng tốt đẹp đưa tới hành động vị tha, rộng lượng. Trong phạm vi gia đình tình thương thể hiện qua sự kết hợp đằm thắm lứa đôi, sự ràng buộc giữa những thế hệ bằng quan hệ phụ-mẫu, huynh-đệ. Rộng lớn hơn, ta thấy tình quê hương, đất nước, giống nòi. Cao cả hơn nữa là lòng nhân-đạo, tình yêu thiên nhiên, mong muốn tìm về nguồn với vũ-trụ bao la.

 

Nhờ tình thương mới có hy-sinh, mới biết nhẫn nhịn, kiên trì, tiến tới sự thông cảm và tha thứ để xóa bỏ hận thù, ganh ghét…Tình yêu đã là nguồn cảm hứng vô tận của mọi ngành văn nghệ như thi, văn, nhạc, họa…

 

Vì thế Aikido lấy TÌNH THƯƠNG làm gốc rễ.

Trong kỹ-thuật Aikido, tình thương đã ảnh hưởng tới lối kết thúc đòn (hóa giải và kiềm chế), các thế có vẻ nhẹ nhàng với đường nét nghệ thuật, các độc chiêu, sát thủ đã được loại bỏ. Trông một môn sinh có công phu luyện tập trong lúc ra đòn, tình thương phản ánh lên gương mặt an nhiên tự tại và tạo ra một phong thái đặc thù.

 

 

2.- HOÀ HIỆP (HỢP). Nhờ ái lực của tình thương mới có tiếp cận. Khi tiếp cận muốn có một tương quan cân đối, ổn định thì phải biết hòa hiệp. Thế nên hòa hiệp là một định lý chuyển hóa, một nguyên lý của vũ trụ. Aikido đã lấy nó làm phương trâm hành động.

 

Trong bản thể, sự  hòa hiệp đã giúp chúng ta phát triển hệ thống khí lực, thống nhất thân và tâm lực (physical & siritual strength), duy trì ổn định nội tại, tạo thành sức mạnh tổng hợp, đem lại hiệu năng tối đa trong mọi hành động. Trong tiếp súc, thuận theo sức của đối phương, hòa hiệp mà hóa giải mọi hình thức công kích, mọi áp lực, đem lại trật tự, cân đối, ổn định và đoàn kết trong tập thể.

 

Trong môi trường, nhờ biết ổn định nội tại, quân bình trong tương quan xã hội mà có được khả năng thích ứng với đổi thay, biến chuyển của thiên nhiên để sống khoẻ, lâu và có ích cho xã hội.

 

Sự hòa hiệp trọn vẹn chẳng đã đưa ta tới đỉnh nghệ thuật là gì:

 

* Trong văn-học, một áng văn hay, một vần thơ tuyệt diêu nếu không được một nghệ sĩ bình lên, ngâm nga với rung động của tâm hồn mình hòa điệu với tâm ý của tác giả thì làm sao gây đươc sự xúc động sâu xa trong tâm hồn người nghe được?

 

* Chỉ với 7 nốt nhạc căn bản, người nhạc sĩ tài ba đã gia giảm cung bậc, tiết điệu kết hợp thành những bản nhạc bất hủ. Nếu những bản nhạc đó lại được danh cầm khéo léo vận dụng cường độ âm thanh mà tấu lên tất sẽ reo vào lòng người những âm hưởng không bao giờ quên được.

 

* Trong hội họa, một nghệ sĩ xuất chúng có thể mặc sức phối hợp những đường nét đậm, nhạt, những màu sắc phong phú, khi hài hòa, lúc tương phản để tạo ra những tần số ánh sáng đi sâu vào tâm hồn người thưởng lãm.

 

Hòa hiệp mà đạt tới mức nghệ thuật cao diệu là sẽ tiến tới CHÂN - THIỆN - MỸ. AIKIDO đã dùng nguyên lý này để đạt đến CHÂN LÝ vậy.

 

Trong kỹ thuật Aikido, cũng giống như với tình thương, nguyên lý hòa hiệp đã thể hiện qua tinh thần đến mọi tư thế và thao tác:

 

  • Giữ tương quan với đối nhân trong khoảng “gian hợp” hay một khoảng cách vừa phải.


 

  • Đón đòn thuận theo hướng lực công kích, cộng thêm (hiệp) thêm lực của mình mà “mượn sức đánh người” (tá lực đả lực).


 

  • Trong mỗi chiêu thức, ta phải khéo léo ra chiêu đúng thời,  điểm tiếp xúc để hòa hiệp khí lực, tuy hòa nhưng không lẫn vào với lực của đối phương thì mới chủ động để dẫn lực kia tới một chung cuộc quân bình và tốt đẹp mà không gây thương tổn cho đối phương. Muốn được như vậy đòi hỏi môn sinh rất nhiều công phu luyện tập.


 

 

3.- KHÍ LỰC . Ta đã biết khí là năng lực xuyên suốt và chuyển hóa vạn vật trong vũ trụ, là cái thể đồng nhất của vạn vật. Vì tương đồng nên dễ hòa hiệp. Thế nên Aikido dùng nó làm cơ sở để kết hợp mà hóa giải mọi sáo trộn.

 

Trong con người, khí là sinh lực được cha mẹ phối hợp truyền sang phôi để phát tiếp nối phát triển trong thế hệ sau (trong y-học Đông phương người ta gọi là tiên thiên khí). Sau khi sinh ra, khí lực này được tiếp dưỡng bằng sinh lực của vũ trụ qua hô hấp khí trời, và tinh hoa vật chất của các thức ăn uống qua tiêu hóa. Khí lực này là nguồn năng lượng cho mọi sinh hoạt của con người từ vật chất cho đến tinh thần, cho những chức năng điều đạt cơ thể từ tự động đến chủ động.

 

Khí thường tản mạn khắp nơi trong cơ thể do ảnh hưởng của ngoại giới tác động vào giác quan : khi nổi giận thì “nộ khí xung thiên”, khi phấn khởi thì “hào khí ngút trời”, thấy gì sống động thì ta bảo là “có sinh khí”, khi ốm đau thì “chân khí” suy giảm, “khí sắc” trở nên xấu… Do đó, nếu ta không biết dồn khí về một mối để tâm-ý điều động mạch lạc, đúng phương pháp thì không thể khai thác được tiềm năng khí lực của mình.

 

Khí là yếu tố căn bản trong mọi đòn thế của Aikido. Luyện tập Aikido mà không biết đến khí lực thì còn gì là kỹ thuật Aikido nữa (“No ki, no Aikido”, lời của Koichi Tohei, 10 đẳng Aikido). Do đó, luyện khí là điều không thể thiếu sót trong tập luyện Aikido.

 

4.- BẤT TƯƠNG TRANH.  Đây là một nguyên lý đặc thù của triết lý Aikido, không thấy có trong bất cứ môn võ thuật nào khác. Môn phái nào cũng cố công nghiên cứu, luyện tập các tuyệt chiêu để chiến thắng đối phương. Nhưng Aikido lại có chủ đích khác: không nỗ lực chỉ để tìm những chiến thắng tương đối. “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”, nếu nay ta thắng mà rồi lại để mất chức vô địch vào tay một đấu thủ trẻ hơn, khỏe hơn, giỏi hơn, hoặc giỏi lắm cũng bị thời gian soi mòn mà không duy trì được vị trí thì chiến thắng đó chẳng phải là tương đối sao? Trong thế giới ham tranh giành thắng lợi này luôn luôn có kẻ vươn mình lên lấn lướt, làn sóng sau phủ lên làn sóng trước, vì tre già thì măng mọc, mà tre thì không thể không già được. Vì không muốn hướng hết cả thì giờ và công sức để chỉ đạt cái tương đối, phù du của cuộc sống mà Ông Tổ Aikido đã chuyển mục tiêu vào chiến thắng bản thân : “chính thắng, ngã thắng”. Morihei Ueshiba muốn Aikido phải là con đường đưa chúng ta tới vị trí ngày càng cao đep hơn, tiến gần đến chân lý vĩnh cửu, trở thành một chân nhân. Chúng ta đã thấy nhiều người vì quá ham chiến thắng đã dùng những thủ đoạn bất chính, khai thác những kẽ hở của luật lệ, sơ xuất của trọng tài, sử dụng chất kích thích, vi phạm luật thi đấu, chơi xấu, thâm chí cắn cả tai đối thủ, thì rõ ràng là họ chẳng đếm xỉa gì đến tinh thần thể thao, thượng võ gì cả. Chúng ta đã thấy trong các trận bóng tròn quốc tế, nhiều cầu thủ có tiếng đã níu áo, đốn giò đối phương để đến nỗi bị đuổi ra sân, hay bị treo giò. Lại nữa, hễ có thi đấu là có những quy luật ràng buộc, giới hạn sự biến hóa phong phú của các chiêu thức tân kỳ, hạn chế khả năng phát huy và sáng tạo. Sự chiến thắng nhiều khi đã đem lại nhiều tính xấu cho nhiều đấu thủ, như chủ quan, kiêu căng, tự mãn…, tệ nhất là họ lấy làm sung sướng trước những lỗi lầm, đau khổ của kẻ chiến bại. Chính khán giả bên ngoài đôi khi cũng bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp trên sân bãi đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại.

 

Với mục tiêu hoàn thiện con người, kiến tạo một xã hội thực sự tiến bộ, đặt nền tảng trên những nguyên lý cao cả, thuận theo quy luật của vũ trụ, Aikido chấp nhận con đường cam go hơn để tìm một chiến thắng tuyệt đối : làm chủ chính mình để chống lại những yếu hèn, thói hư, tật xấu như lười biếng, tiêu cực, ích kỷ, kiêu mãn, chủ quan, tham lam ganh ghét, trí trá, v.v. và v.v.

 

Thật xứng đáng cho dù có phải mất cả cuộc đời để đấu tranh, chiến thắng và kiểm soát được kẻ địch vĩ đại và dai dẳng này. Aikido tin tưởng rằng “võ đạo phải thể hiện tình thương” nên đã đề ra nguyên tắc bất tương tranh. Vì thế nên trong Aikido không có thi đấu. Kỹ thuật Aikido đi từ hữu chiêu sang vô chiêu nên sự phong phú đa năng đa dạng của nó không thể bị giới hạn trên con đường tiến tới NGHỆ THUẬT được.

 

Nền văn minh chân chính của nhân loại phải được xây dựng bằng TÌNH THƯƠNG, sự HÒA HIỆP và tinh thần BẤT TƯƠNG TRANH. Chính vì con người tham lam, muốn lấn lướt, khống chế kẻ khác mà trái đất này có thể bị đẩy tới chỗ hủy diệt. Người ta đã lợi dụng những tiến bộ của khoa học thực nghiệm, học hỏi từ những định luật của thiên nhiên, để thỏa mãn vật chất tầm thường, tận dụng kiến thức về kỹ thuật cao hầu thực hiện mộng bá chủ thay vì để phục vụ nhân sinh.

 

Với những suy nghĩ và hành động của mình, Aikido mong đóng góp một cách cụ thể vào nền HÒA BÌNH và THỊNH VƯỢNG của xã hội loài người.

 -St-

Sự khác biệt giữa Aikido và các môn võ khác

Sự khác biệt của Aikido. Giữa Aikido và Judo, Karatedo,… thế nào? Câu hỏi này luôn luôn được nêu ra trong các cuộc biểu diễn Aikido. Khi bạn đọc về phần nói về kỹ thuật bạn sẽ được biết về chi tiết.

Nói chung, ta có thể nói rằng Judo sử dụng những kỹ thuật nắm bắt tay áo hoặc cổ áo rồi tìm dịp nắm cơ hội quật ngã đối thủ.

Trái lại, trong Aikido chính thời gian tiếp cận lại chính là thời gian để hành động. Trước tiên chúng ta đứng cách xa nhau, giữ khoảng cách đủ để đối phương chuyển động theo các kỹ thuật Aikido. Ở đây, không có việc hai đối thủ túm lấy nhau hoặc xô đẩy nhau.

Ta cũng thấy điều khác biệt rất xa với Karatedo. Nói chung, các động tác của Karate được xử lý bằng cách đấm hoặc đá. Do đó hầu hết các động tác gần như theo đường thẳng, mặc dầu có một số chuyển động vòng tròn và hình cầu. Toàn vẹn các chuyển động thẳng hiếm thấy trong Aikido.

Các động tác thường  thấy trong Aikido có thể bắt gặp trong kiếm pháp Nhật Bản hơn là trong Judo hoặc Karatedo. Mặc dù những biểu hiện của Aikido khá khác biệt với kiếm đạo nhưng các động tác của nó lại dựa trên căn bản kiếm đạo. Có thể dễ dàng giải thích kỹ thuật Aikido từ nguyên lý của kiếm đạo hơn là từ các nghệ thuật khác.

Tổ sư thường phát biểu:

“Những ai tập luyện Aikido, nếu cầm kiếm thì phải sử dụng theo kỹ thuật Aikiken và nếu cầm gậy sẽ tuân theo kỹ thuật Aikijo. Một thanh kiếm hay một cây gậy là sự nối dài triển khai cánh tay và thân thể. Nếu bạn cầm nắm chúng chỉ như thể là một vật thể mà thôi thì thật là vô ích, bạn đã không học được Aikido chân chính.”

Phương thức huấn luyện Aikido có một số nét giống như kiếm pháp. Người ta thường giữ khoảng cách chừng 1,8m (6 feet) giữa các đối thủ ngay từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc.

Trong Aikido, mặc dầu bạn không cầm kiếm, bạn phải kiểm soát đối thủ ở vào thời điểm mà khoảng cách với đối thủ trở nên có lợi cho bạn. Cách cầm kiếm trong Aikido dựa trên kỹ thuật vận dụng toàn thân theo đường xiên (Oblique Form), điều này có khác đôi chút với các kỹ thuật Kiếm đạo hiện đại của Nhật Bản.

Như đã giải thích ở trên, Tổ sư đã nghiên cứu rất nhiều võ đạo khác nhau, và Aikido dĩ nhiên đã hấp thụ và kế thừa các kỹ thuật đó. Nhưng Tổ sư đã phát triển chúng xa hơn.

Do đó, phần tinh túy của Aikido có khác biệt với những võ đạo khác.

Đôi khi việc huấn luyện Aikido được hiểu lầm đơn giản chỉ là tập luyện các hình thức. Kỹ thuật Aikido thật là biến hóa vô số.

Phải hiểu rằng kỹ thuật bạn đang tập chỉ là hình thức tầm thường của phần tinh túy Aikido.

Do đó Tổ sư dạy rằng: “Chuyển động của trời đất là chuyển động của chính chúng ta”. Đó là đích ta chưa đạt tới.

Trong Aikido không có hình thức, không có phong cách (style). Chuyển động của Aikido là chuyển động của trời đất, tự nhiên; mà sự huyền diệu của nó thật là sâu thẳm và vô tận.

Do đó, Aikido thật sự khác biệt một cách tinh tế với các võ đạo khác ở chỗ các võ đạo khác thường chỉ trụ ở các hình thức. Khi ta dùng chữ “hình thức”, ta hàm ý rằng những kỹ thuật của Aikido là những chuỗi hình thức vô tận. Điều này rất khác xa với khái niệm “hình thức” theo cách hiểu định kiến thông thường.

Những kỹ thuật Aikido do đó khác biệt với với Judo, Kendo hoặc Karatedo, nhưng về mặt tinh thần thì lại phù hợp những bí quyết của các võ đạo khác.

Một sự khảo sát năng động về Aikido

Những kỹ thuật Aikido cấu tạo hợp lý từ một quan điểm năng động. Nét tổng quát như sau:

Trong khi chuyển động, thân thể con người quay tròn như một cái bông vụ. Nhưng khi không di chuyển, thế tấn của thân mình lại vững chãi, thăng bằng của khối tam giác này là thế tấn lý tưởng của kỹ thuật Aikido. Khi thân pháp chuyển động lại quay tròn như bông vụ. Trong chiều hướng này, các kỹ thuật Aikido tìm đến trạng thái mà bạn có thể dời đổi được trọng tâm của đối thủ bằng động tác hình cầu có tâm chính là trọng tâm đan điền của bạn, do đó có thể tác động và quây tròn đối thủ vào chuyển động của bạn.

Có một câu nói ngày xưa nói về bí quyết của Jujitsu: “Đẩy khi bị kéo và kéo khi bị đẩy”. Một bài thơ đã ca ngợi các vị sáng tổ của các phái Nhu thuật ngày xưa đã cho thấy rõ tài trí của các vị đó:

Nhẹ nhành như cành liễu

Đổi chiều dòng lực của cơn gió thổi đến.

Nếu tính cách mềm dẻo và mạnh mẽ là cốt tủy của sức mạnh thì sự huấn luyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sự mềm dẻo là con đường dẫn đưa đến việc đạt được sự mạnh mẽ. Hãy học điều đó, sự hữu dụng tinh tế của nó.

Những câu thơ ca tụng trên đây đã hình tượng hóa được nguyên lý của sự mềm dẻo (trong thuật ngữ của Jujitsu có chữ “kỹ thuật uốn mềm” trong khi Judo có chữ “phương thức uốn mềm”).

Khi giải thích về nguyên lý Aikido thì nó lại là: “Đổi chiều khi bị đẩy và nhập vào khi bị kéo”. Động tác xoay tròn này khác biệt với các chuyển động thẳng trong Jujitsu và nó có nhiều biến hóa hơn. Chẳng những hữu dụng trong võ thuật mà còn hữu hiệu trong lãnh vực khác nữa. Đó là sự triển khai của động tác vòng cầu bao gồm cả những lực hướng tâm và ly tâm.

Cũng vì lý do này mà bạn và đối thủ của mình không phải là ở cái thế đối lập, trong Aikido cả hai chỉ là một khối hội nhập dưới sự kiểm soát của bạn, cả hai bị kiềm chế hoàn toàn bằng lực ly tâm của bạn phát ra và lực hướng tâm do bạn dẫn về.

Trong toàn khối có tính hệ thống, chuyển động hình cầu của Aikido phô diễn nhịp điệu duyên dáng và động tác quay tròn độc đáo. Các chuyển động này mang theo sức lực của nhiều phần trên thân thể. Mỗi bộ phận cơ thể (tay, chân, bụng, hông, thân,…) phối hợp với toàn thân tạo thành một hệ thống hết sức tự nhiên, mềm mại và tròn đều.

Sự di chuyển theo đường tròn phải thật mềm dẻo, chính xác và giữ được thăng bằng như có sức mạnh nền tảng ở trọng tâm.

Ta có thể so sánh với hình ảnh một cối xay gió, rất nhạy cảm, có thể xoay được cánh quạt và cối xay khi tiếp nhận một làn gió rất nhẹ.

-St-