Saturday, March 20, 2010

Ý nghĩa của chiếc đai đen (Thầy Kensho Furuya)

Thông qua chuyên mục này tôi đã nhận được thư hỏi thăm trên khắp cả nước. Và một trong những câu hỏi tôi thường thấy nhất là : “Tập bao lâu để lên được đai đen ?”.

Tôi không biết câu hỏi này ở các võ đường khác được trả lời ra sao, nhưng những học trò của tôi hiểu rằng nếu hỏi câu hỏi như vậy ở võ đường của tôi thì sẽ khiến sự tiến bộ của họ chậm lại hàng năm trời. Đó thật sự là một thảm hoạ. Hầu hết mọi người đều rất vui nếu tôi nói chỉ mất một vài năm để lên đến đai đen, nhưng thực tế, rất đáng tiếc, là không phải vậy.

Và mặc dù điều tôi nói ra làm hầu hết mọi người không vui, tôi cho rằng cần làm rõ khái niệm “đai đen” ra càng rõ càng tốt. Tôi thường khuyến cáo học trò của tôi không nên hỏi những câu tương tự như vậy vì câu trả lời chẳng phải là những điều họ muốn nghe. Làm thế nào để đạt được đai đen ? Bạn tìm một võ sư có trình độ và một võ đường tốt, bắt đầu tập luyện chăm chỉ. Một ngày nào đó, ai biết là khi nào, bạn sẽ đạt được đai đen. Điều này không dễ nhưng là xứng đáng với những công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể mất một năm hoặc cũng có thể mất mười năm. Bạn có thể chẳng bao giờ đạt được đai đen. Chỉ cho đến khi bạn nhận ra rằng chiếc đai đen không quan trọng bằng sự tập luyện thì có lẽ là bạn đã đạt được đến trình độ đai đen rồi.

Khi nào bạn nhận ra rằng bất kể bao lâu hay bất kể là bạn luyện tập vất vả đến đâu, có cả một đời mà bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, có lẽ là bạn đã gần đạt được chiếc đai đen rồi đó. Dù bạn có đạt đến trình độ nào, nếu bạn nghĩ rằng bạn “xứng đáng” đeo chiếc đai đen, hoặc nghĩ rằng bạn đủ giỏi để là một võ sĩ đai đen thì bạn đang đi chệch hướng và thực tế là còn rất lâu mới đạt được đai đen. Tập luyện chăm chỉ, khiêm tốn, không thể hiện trước mặt sư phụ hoặc bạn tập, không phàn nàn về những công việc của mình và cố gắng hết sức đối với mọi việc trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa của một võ sĩ đai đen. Quá tự tin, thích thể hiện khả năng, thích ganh đua, khinh thường mọi người, thể hiện sự thiếu tôn trọng, thích chọn và làm việc mình thích hoặc không thích (tin rằng công việc đó làm giảm/mất giá trị của bạn) thì đó là biểu hiện của người sẽ không bao giờ đạt được đai đen. Cái mà họ đeo ngang eo chỉ đơn giản là một món hàng vài đô trong các cửa hàng võ phục mà thôi. Một chiếc đai đen thực thụ, đeo bởi một võ sĩ đai đen thực thụ là chiếc đai trắng của mọi võ sinh mới tập đã ngả màu bởi máu và mồ hôi.

http://sabrie.files.wordpress.com/2008/03/aikido_21.gif


Tuesday, March 16, 2010

Trời ơi, hụt!

Một ông nhà giàu và một ni cô đi đánh gôn. Cú đánh đầu tiên hụt, ông nhà giàu kêu lên:
- Trời ơi, hụt!!!
- Ni cô liền nói: Thí chủ đừng kêu trời như vậy, sẽ bị thiên lôi đánh đấy a.
- Đến phát thứ hai hụt, ông lại kêu lên: Trời ơi, hụt!!!
- Ni cô bèn can: Thí chủ đừng kêu nữa, kêu lần nữa sẽ bị sét đánh đấy a.
- Phát thứ ba hụt, ông kêu lên: Trời ơi, hụt!!! Đột nhiên có tiếng nổ rất to, mọi người quay lại thì thấy ni cô bị sét đánh đen thui.
- Bỗng từ trên trời có tiếng nói rất to vọng xuống: TRỜI ƠI, HỤT!!