Saturday, February 27, 2010

Nguyên Khí (Sưu tầm) 3C

Lảng tử phó hội, xa đạo đường không lơi trách nhiệm.



Như bao thanh niên khác trong đời, các HLV Aikido Huế cũng phải làm ăn, công tác, mỗi người một phương sau khi tốt nghiệp đại học. Cứ vậy, có người sau khi nhận huyền đai đi Sài Gòn làm ăn, có người đi Hà Nội học cao học, một số về quê công tác. Hội đồng Huyền đai cũng vì vậy mà lúc đầy lúc vơi về nhân lực. Có điều, họ xa đạo đường, ngoài việc tiếp tục duy trì luyện tập, họ vẫn không lơi trách nhiệm tìm kiếm phương cách truyền bá Aikido cho người khác, và phát triển tổ chức Aikido Việt.



Dù có nhiều khó khăn về tài chính, điều kiện công tác, các HLV Aikido Huế đương đại luôn rất chú ý đến vai trò và trách nhiệm của mình trong phát triển Aikido Việt Nam. Họ đã phải tự bỏ kinh phí, thu xếp thời gian để luôn có mặt vào mỗi dịp hội ngộ của Aikido Việt. Mỗi khi có lời hiệu triệu của ban tổ chức, các hành giả Aikido Huế, đặc biệt là các anh huyền đai, huấn luyện viên không còn ở Huế cũng luôn tập hợp, trao đổi, hỗ trợ nhau để hình thành các đoàn riêng hoặc gia nhập các đoàn Aikido Huế để “phó hội” với đồng môn cả nước. Nhìn qua thì thấy là việc đơn giản, nhưng nếu ai đã từng tập võ, xa rời võ đường vì công việc sẽ hiểu được giá trị của tinh thần đoàn kết, vì môn phái của các huấn luyện viên Aikido Huế.



Có mấy người khi xa võ đường một thời gian còn nhớ đến chuyện võ, đa phần “xa sân cỏ, cầu thủ mất nghề”. Các anh Vĩnh Hà, Quang Huy, Đức Chung, Đức Thuận, Đức Huy, Minh đều luôn làm điều ngược lại, mỗi khi họ rời sân tập phải tìm cách vượt qua trở  ngại, duy trì luyện tập, giữ  công phu để khi có điều kiện có thể nhanh chóng gia nhập lại bình thường. Việc tham gia Hội ngộ của các huấn luyện viên trẻ ở các đạo đường như ở Huế không phải là chuyện đơn giản vì hai lý do cơ bản liên quan đến công việc, điều kiện kinh tế. Phần lớn các Huấn Luyện viên Aikido Huế đương đại là những thanh niên trẻ, mới bắt đầu sự nghiệp, họ rất bị bó buộc bởi công việc và lịch thời gian. Ví dụ, cho dù rất muốn tham gia, nhưng trong kỳ hội ngộ 3 miền vừa qua ở Đà Lạt, anh Vĩnh Hà, BS. Minh cũng không thể xếp thời gian đi dự vì tốn nhiều thời gian mà anh Minh thì bận đúng lịch thi, anh Hà thi đang công tác tại nước ngoài.



Việc thứ hai, với một số các anh khác như mới ra trường, kinh phí để tham dự một lần hội ngộ cũng tốn kém không ít. Hơn nữa, các anh lại còn muốn tìm cách để “tài trợ” cho các võ sinh kỳ cựu không đủ điều kiện kinh phí để tham dự, nhằm tạo cơ hội cho các anh em tham gia, tiếp cận với các thầy, các anh ở các đạo đường. Đây là một bước truyền thống trong việc tìm kiếm, đào tạo HLV cho Aikido Huế. Hơn nữa, với các học sinh kỳ cựu này các anh còn có ý “phòng khi các anh em đi xa Huế, còn tiếp tục được tập luyện và phát triển Aikido”. Với nguồn quỹ rất hạn hẹp của đạo đường, việc thu xếp đoàn đi, nhìn đơn giản vậy chứ khá tốn kém cho các Huấn Luyện Viên. Mỗi lần Hội ngộ, các HLV lại tìm cách, liên lạc và “tính”, người đi “tự trả", người không đi được cũng “góp”. Việc tham gia của các HLV Aikido Huế ở xa võ đường vào các kỳ hội ngộ được họ làm với một tinh thần vì môn phái cao cả. Họ luôn ý thức rằng hội ngộ 3 miền chỉ có ý nghĩa khi có cả 3 miền, môn phái chỉ có thể tồn tại, khi hoạt động trong môn phái được người trong môn phái tự giác hưởng ứng. Việc tham gia các kỳ hội ngộ 3 miền của các huấn luyện viên cho dù đang tập ở Đạo đường Đồng Tâm Huế, hay đang ở xa về nhập hội thể hiện rõ nhất suy nghĩ chính chắn và tinh thần luôn hướng về và nỗ lực để hình thành Aikido Việt Nam. Một điều mà nếu những người quan tâm đến sự phát triển của Aikido Việt Nam cần biết, trân trọng và ủng hộ họ.



Trong buổi trao đổi, trò chuyện gần đây, băn khoăn về Aikido Việt, anh Quang Huy tâm sự : “Theo em, điểm quan trọng của Aikido Việt Nam là nên hình thành hệ thống thống nhất, đoàn kết để giúp thanh niên tiếp cận dễ hơn, phát triển hiệu quả hơn. Đi nhiều em hiểu rõ, nó sẽ giúp các võ sinh có cơ hội tốt hơn trong duy trì luyện tập và phát triển Aikido. Mà điều này thì đòi hỏi sự tham gia của mỗi người, có điều chưa làm được ”. Cười tươi trong nắng xuân pha chút gió lạnh, mưa phùn xứ Huế buổi cuối năm, Huy nhìn thẳng vào tôi, nói tiếp “Cái khó thì nhiều, có điều mỗi người nên tự xây dựng phương pháp và cách thức luyện tập riêng phù hợp với hoàn cảnh công việc hiện tại. Em nghĩ nếu ai đã xem Aikido trong tâm mình thì việc dành cho nó thời gian là cần thiết để nuôi dưỡng nó”.



Bài của thầy Võ Đình Thanh, sensei của Aikido Huế.

No comments:

Post a Comment