Tuesday, November 30, 2010

Di chuyển Cơ Bản



Di chuyển, một thuật ngữ đơn giản để biểu thị hành động để thay đổi vị trí của con người bằng những cách, phương thức khác nhau. Từ việc một đứa trẻ bắt đầu học trở mình, ngồi; chúng bắt đầu biết di chuyển bằng cách cằn, bò, cho đến chập chững những bước đi. Một khi thành thạo việc đi đứng, chúng ta tiến lên những hình thức di chuyển khác như chạy, nhảy hay lướt đi. Trong võ thuật nói chung và    Aikido nói riêng, di chuyển là một trong những điều quan trọng và căn bản nhất. Có thể nói, di chuyển là điều không thể không có trong mỗi đòn thế hay tránh né. Chúng ta không thể đứng ỳ ra đó và xoay người qua xoay người về mặc cho đối phương tấn công. Như vậy thì rất nguy hiểm. Vậy, di chuyển là cách duy nhất để chúng ta tránh né và sử dụng đòn thế của mình. Vai trò của di chuyển đơn giản chỉ là tránh hướng tấn công của đối phương, là một phần của mỗi đòn thế. Nói ngang đây, ắt hẳn mọi người sẽ nghĩ đến những bước di chuyển đã được học, từ những bước cơ bản cho đến những bước phức tạp hơn. Nhưng như thế thì có thể các bạn không thể hiểu hết được điều mình muốn nhấn mạnh. Vấn đề ở đây chính là "cơ bản". "Cơ bản"? Nó được hiểu như thế nào? Mọi người thường hay nghĩ rằng, di chuyển càng nhiều, càng xa và tránh được đối phương là càng tốt. Nhưng di chuyển nhiều mà lại chẳng khống chế được đối phương, loanh quanh mãi thì rất nguy hiểm. Các bạn có nhớ Lý Tiểu Long không? Anh ấy với Triệt quyền đạo của mình từng nói:"Càng đơn giản, càng loại bỏ những bước phức tạp, những động tác rườm rà thì càng tốt". Trong Aikido, các bạn thường chỉ chú tâm đến việc làm cách nào để di chuyển cho đẹp, cho tròn, cho nhanh như các thầy mà quên đi nhưng bước di chuyển cơ bản. Các bước di chuyển cơ bản nhất là Okuriachi, Ayumiachi, Tainohenko, Tenkan. Các bạn muốn thực hiện được đòn đánh của mình dễ dàng hơn, tốt hơn thì rất đơn giản. Thí dụ lúc Uke sử dụng cách tấn công là Shomen uchi, chúng ta chỉ cần sử dụng bước Okuriachi, tức là tiến chân trước lên nửa bước khoảng 45 độ là đã tránh được hướng tấn công của họ. Tiếp đó thì bạn có thể sử dụng bất cứ kỹ thuật nào mà bạn được học để khống chế Uke. Thật ra trong mỗi đòn đánh đều có những bước di chuyển cơ bản rồi. Katate Tori Shiho nage Ura, bước đầu tiên là Tainohenko (hướng chân và chuyển chân rồi xoay người theo hướng ngược lại), tiếp theo là Tenkan (giữ chân trụ và quét chân theo đường tròn). Chỉ cần có thế là đã xong được 75% đòn thế. Hay là Irimi nage, chỉ cần di chuyển gạt tay và sử dụng Tenkan, rồi bước chân lên lại thì đã kết thúc được đòn. Các bạn đừng chằm hăm vào các bước di chuyển nhanh và phức tạp. Tại sao không bắt đầu từ căn bản rồi tiến lên nâng cao. Các bạn đừng ham tập cho giỏi để rồi bỏ qua giai đoạn, quên đi căn bản. Như vậy chỉ làm các bạn dậm chân tại chỗ thôi. Vậy điều mình muốn gửi đến các bạn chính là bắt đầu lại với những bước di chuyển cơ bản được nhắc ở trên. Đó là cách tập luyện, giúp ta ôn lại điều đã học, thêm nữa là giúp ta có một căn bản tốt, nền móng tốt về di chuyển. Một khi đạt được những điều đó thì lúc thi triển kỹ năng được học, các bạn sẽ nhận thấy được rất nhiều sự khác biệt. Sau này trong thời gian dài tập - luyện các đòn kỹ thuật, chúng ta sẽ sử dụng linh hoạt các bước di chuyển và hơn thế nữa chúng ta sẽ biết cách kết hợp các bước di chuyển với nhau để tránh né - đưa người tấn công vào vị trí bất lợi hay kết hợp di chuyển với toàn thân mình để làm cho người tấn công mất trọng tâm. Nhưng đó là cả một vấn đề đấy!

Chúc mọi người thành công!

Nguyên Tín - Aikido Huế

Monday, November 29, 2010

Katana - Kiếm Nhật

Đã từ rất lâu,Katana luôn là biểu tượng cho đát nước xứ sở Hoa Anh Đào. Nó là vủ khí chính của các Samurai ngày xưa. Và cho đến nay những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ..Chúng ta cùng đi tìm hiểu 1 vài nét về nó nhé.











Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.


Biểu tượng của đẳng cấp

Thanh kiếm katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.

Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.

Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.

Một thanh kiếm katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả - và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. "Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro", ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.

Lúc rèn phải hoàn toàn tối

Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.






Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.






Một phần của văn hóa Nhật



Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."


Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.

National Graphics, trong chương trình Fight Science, đã đánh giá kiếm Nhật là vũ khí tuyệt vời nhất khi so sánh với kiếm thường, hay đao, côn, gậy,...Và trong các loại vũ khí chiến đấu thì kiếm Katana luôn giữ vị trí số 1 mà ko có loại vũ khí khác nào địch lại.




Một số video clip:













Nguồn: Aikidotenshinkai.com

Sunday, November 28, 2010

[Sưu tầm]Kinh nghiệm Randori - Aikido

Bài viết được sưu tầm, là một reply trên forum hiepkhidao.net. Mình có chỉnh sửa lại một chút, mong tác giả thông cảm.


------



1-Tinh thần :
Đừng sợ. đâu phải wánh thiệt đâu mà lo. Bất quá thì cứ ''bớ người ta'' lên ơi ới là Uke chết đứng liền.Nói thật chứ tinh thần rất quan trọng. Mình tin là mình làm được, là đã 50% thành công rồi ... còn 50% kia thì ... lạy chúa hay lạy phật tùy theo Seiza đạo nào.

2. Kinh nghiệm:
- Luôn luôn di chuyển. Không nên đứng một chỗ chờ. Di chuyển sao mình ở ngoài vòng, chủ động di chuyển tránh né và "hạ" 2 người ngoài góc trước.



- Tránh làm sao không đứng ở giữa và bị bao vây.








- Lúc nào cũng di chuyển. Mình phải lựa Uke bằng cách đi tới người đó. Trong lúc di chuyển thì dễ né ra khỏi trục tấn công hơn. Di chuỷên là mình trong thế chủ động. Tại chỗ mà chờ là thế thụ động.






Như hình trên - nage đúng, quăng uke và nhìn thấy hết mọi người, Không ở giữa




- Trong lúc di chuyển, nên để tay trước mặt như trong thế thủ.

- Lúc tới Uke, vẫn để tay đó hay atemi vào vùng mặt uke. Làm như vậy thì Uke không có tưởng "bở" nữa. Mình đã lấy thế ''thượng phong'' rồi đó và Uke phải né mình nên dễ mất thăng bằng hơn.




-  Cái tay trước mặt mình là 1 chướng ngại vật cho Uke đó. Hắn phải vòng qua rồi mới đụng được mình. Như vậy mình tranh thủ được vài % giây rồi.



-  Lúc ra khỏi trục tấn công rồi, không bắt buộc phải đánh đúng đòn. Đẩy Uke ra chỗ khác cũng được zậy!

-  Nhớ quăng uke này vô Uke kia. nếu có 3 Uke thì mình qua uke thứ 3.

-  Lỡ trước mặt không có Uke nào (có nghĩa là Uke kia sau lưng), thì quăng Uke mình đang ''uýnh'' ra thật xa ...

-  Lúc nào cũng nên thấy tất cả Uke.

- Nếu thấy 1 thì có nghĩa Uke phía sau lưng và làm sao quăng Uke trước mặt ra sau lưng chẳng hạn (Mấy thế Omote, Ura, soto hay Uchi là áp dụng lúc bấy giờ đấy chứ không phải tập để quên đâu đấy nhé...)













Cách tập cho quen
-  1 Uke thôi. Đánh, quăng, lúc Uke vừa té và đang đứng dậy là mình tiến tới Uke và cứ chĩa bàn tay 5 ngón mỹ miều vô mặt hắn trong lúc hắn chưa đứng vững lại. Làm như vậy hoài sẽ thành thói quen. Như vậy thì Uke phải đưa tay lên đỡ bàn tay và mình sẽ áp dụng đòn. Aikido tuy nói là mình không gây chuyện nhưng tập kiểu này cho mình quen nếu phải áp dụng ngoài đường luôn đó. Không bắt buộc phải chờ Uke tấn công mà mình đang lấy thế thượng phong cho mình đó.

-  Hơn 2 Uke. Tập từng đòn một. Đánh xong quăng Uke này vô Uke kia. Omote, ura , soto, uchi, muốn làm gì thì làm nhưng phải quăng người này vô người kia. Nhớ là tập từng đòn 1 chứ không pha đòn. Tập cho thành phản xạ, khi nào mắt mà không thấy uke thì tự nhiên mình sẽ vô đòn và quăng uke ra đằng sau ...






Xin lỗi tác giả, tôi có chỉnh sửa một chút.



Trích từ forum hiepkhidao.net

Saturday, November 27, 2010

Aikido trong huấn luyện vệ sĩ









Xem để biết thêm huấn luyện những con người chuyên bảo vệ các yếu nhân là như thế nào.

Thursday, November 25, 2010

Một số video về Aikido Asean Fellowship lần 2


Đại hội được tổ chức vào ngày 19 - 21/11/2010 tại Hà Nội


















Nguồn: Aikido.vn

Đại hội tập huấn và biểu diễn Aikido Đông Nam Á lần 2 - Hà Nội 11/2010




(HNMO)- Chiều 21/11, lễ Tổng kết, khai mạc và biểu diễn Aikido quốc tế Hà Nội 2010 đã diễn ra tại nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội). 450 võ sư Aikido trong nước và quốc tế đã tham dự và biểu diễn môn võ thuật này. Đây là hoạt động nằm trong chương trình tập huấn và biểu diễn Akido quốc tế Hà Nội năm 2010 do UBND TP Hà Nội phối hợp với Tồng đàn Aikido thế giới (Hombu Dojo) và Hiệp hội hữu nghị Aikido Asean đã tổ chức.







Đây là một trong số các hoạt động thể thao chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và chào mừng Đại hội Aikido hữu nghị các nước Đông Nam Á (Asean) lần thứ II, đồng thời nhằm tôn vinh và quảng bá bộ môn Võ thuật Aikido (Hiệp khí đạo) – môn võ đạo mang đậm nét văn hóa Nhật Bản tới quần chúng nhân dân.


Chương trình tập huấn và biểu diễn lần này quy tụ gần 300 võ sư, huấn luyện viên và võ sinh bao gồm 25 đoàn Aikido đến từ các tỉnh thành của Việt Nam: Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Huế, Quảng Trị… và gần 150 võ sư, huấn luyện viên nước ngoài đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Đài Loan, Isarel, Mỹ, Hồng Kông, Hà Lan, Anh, Pháp, Lào, Campuchia…





Thông qua việc tập luyện môn võ Aikido, BTC hy vọng sẽ tăng cường, thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trong khu vực Asean cũng như trên toàn thế giới.
Vơi các kỹ thuật nhẹ nhàng, uyển chuyển, Aikido không tạo ra tính đối kháng trong các kỹ thuật, nó phù hợp với mọi lứa tuổi. Màn trình diễn khai mạc Việt Nam Aikikai của Bộ môn Aikido Hà Nội là minh chứng tiêu biểu cho tôn chỉ của môn võ này: Bất cứ ai cũng có thể tập luyện Aikido không phân biệt già trẻ, trai gái, người khỏe mạnh ốm yếu hay thậm chí người khuyêt tật.







Tính đến nay, bộ môn Aikido Hà Nội đã thu hút được gần 3000 võ sinh đăng kí tham gia tập luyện. Trong thời gian tới, HaNoi Aikido quyết tâm mở rộng và phát triển môn võ Aikido tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc với mục đích hỗ trợ và phát triển môn võ này trên tinh thần hòa hợp với cơ thể khỏe khoắn cho mọi người dựa trên tinh thần Võ đạo do Người sáng lập Aikido đề ra.




Đào Vân
Báo Hà Nội mới

Tuesday, November 23, 2010

Sinh nhật sensei 19/11 – mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.



Thực ra, sinh nhật sensei là ngày 19/11, nhưng mà sensei của chúng mình đi Hà Nội dự đại hội Aikido Á Châu từ ngày 19/11 đến 21/11 mới về, nên ngày 23 này nhân dịp 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, cả sân mới tổ chức một bữa tiệc kết hợp với mừng sinh nhật sensei tại nhà luôn. Chi tiết là anh chị em trong sân góp "gió" thành "bão" để đi mua đồ. Một cái bánh kem ngày sinh nhật, một cái bánh kem ngày Nhà giáo, chân gà bóp Mai Thúc Loan, 2 chai shochu, và thẳng tiến Hải Triều street ^^.

Tới nhà thầy thì thấy có sẵn dưa leo, xốt trứng gà, tương ớt, mỳ sandwich, bánh lọc, hình như có thêm chả da thì phải :D hổng nhớ bé Thương kẹp chi cho mình nữa. Rồi ngồi nhấm nháp hạt dưa, dưa leo, sau thì món chân gà được dọn lên. Đầu tiên là tắt điên thắp nến trên bánh, mỗi người 1 cây nến nhỏ, rồi cùng hát bài Happy birthday to you, tới màn thổi nến của thầy ^^. Sau đó là lời phát biểu của thầy, khái quát là sau bao nhiêu năm, ngọn lửa Aikido trong thầy vẫn cháy mãnh liệt, và thầy thường được nhận xét là càng lúc càng trẻ ra vì anh em trên sân rất........... tuyệt ^^ (cái ni là do không tìm được từ để diễn đạt), tiếp theo là đến lời của cô, ý cô là cô đã đón nhiều thế hệ anh chị em sân Aikido Huế về nhà chơi rồi, nhưng cô thấy nhóm bọn trẻ sân mình vui nhất, vì toàn cách nhau một vài tuổi, nên chơi khá là hợp, he he. Cuối cùng là lời của Nhóc ta đây ^^, đại diện cho sân, nhân dịp sinh nhật thầy và ngày Nhà giáo Việt Nam, thì cả sân có ý muốn làm bữa tiệc để chúc mừng thầy, mặc dù hơi muộn nhưng cũng xin chúc thầy mạnh khoẻ ^^

Sau màn mở đầu thì cả sân vào cuộc chiến! Vì hình như người càng đông thì cái bụng càng đói nên anh chị em đánh chén mỳ sandwich trước tiên, sau đó là nhấm nháp ly rượu thân tình, mời thầy trước, mời cô, rồi anh em mời nhau. Mình uống có 4 ly àh, bữa ni hiền ghê :)) Mà cũng may là trước khi uống có làm một dĩa cơm chiên nên êm bụng, cơm chiên ở đường Phó Đức Chính (nối giữa đường Bến Nghé và Trần Quang Khải), ngon cực ^^, nhắc lại thèm, anh chị em nào có dịp thì tới đó ăn cho biết nhé, giá 15k/dĩa ^^. Hầy, lạc đề mất rồi, giờ ta quay lại "đường cái", tường thuật lại bữa tiệc này. Nhìn lại trong sân cũng có nhiều người máu nhóm O ghê :)), uống một ly là đỏ mặt, như mặt trời giữa đêm vậy. Sau có mấy người tới nữa, mà hổng đủ chỗ, nên cả sân phải ngồi kiểu seiza mới có thêm chỗ. Cũng vui chứ nhỉ ^^. Sau Cóc rủ chơi trò oẳn tù tì uống rượu, ừ thì chơi luôn. Hai đứa, nhóc với Cóc, chơi 3 keo, ai thua là uống. Lần đầu thì Cóc thua, một ly ^^, ván sau thì Nhóc thua. Huề. Mà ai rót rượu ác thật, ly đầy tràn lun :( Ngồi nói chuyện lung tung lang tang, độ khoảng 8h thì thêm vài anh em nữa tới, mà bọn Nhóc gồm Nhóc, Hưng, Cóc, Khánh, với anh gì gì đó xin kiếu về trước để đi thăm Hiếu bạn cũng tập trong sân dang nằm viện.

Sự tình là Hiếu bạn bị sốt xuất huyết nằm viện được 3 ngày (thời gian ủ bệnh thêm 3 ngày nữa). Đúng là căn bệnh ác, bình thường nhìn tươi tỉnh "mơn mởn" sức sống là rứa, bệnh một cái thì đến nói cũng không ra hơi, người lúc nóng lúc lạnh, môi tróc cả da ra. Nhóc nghĩ đau đợt này xong chắc Hiếu bạn còn nhẹ cân hơn cả Nhóc ^^. Cả mấy đứa ngồi nói chuyện với ba mẹ bạn Hiếu một lát rồi xin phép ra về, Cóc thì còn phải chở Nhóc đi lấy xe gửi ở sân. Kết thúc một bữa tiệc khá ấm áp và gọn gàng ^^. Như được biết thì hai chai shochu lúc đầu mua đã uống hết, có ai đó đã mua thêm 3 chai nữa. Dễ sợ thật. Hổng biết có ai say xỉn gì không?? :D

Một ngày vui vẻ ^^.

Friday, November 5, 2010

Tuesday, October 19, 2010

Chia se




Than goi ban Aikido!

Hom nay minh se chia se cho cac ban mot so dieu ve san tap minh!

Nhu cac ban da biet, mon vo cua chung ta la mon vo cua hoa binh, cua tinh thuong...Tat ca huwowng den cai goi la Hiep, su Hoa hiep.

Vay cac ban co biet ro ve cai goi la tinh thuong, cai dao hieu, cai hoa binh cua Aikido ko? Cau hoi don gian nhung cung that kho phai khong? Tin se cho cac ban hieu ro ve dieu nay.

Cac ban biet day, dieu cao quy nhat ma chung ta hoc duoc trong Aikido la tinh thuong, no the hien trong moi don danh, trong moi tu the, trong moi khoanh khac ra don cua chung ta, ben canh do con phu thuoc vao luc danh cua minh. Nhung dieu do chi phan anh mot phan thoi. Vi mot khi ta da ra don thi da xuat hien 1 su doi dau, doi nghich tu 2 phia. Cho du ban co suy nghi the nao, nhe nhang lam sao, thi cung da mot phan nao tac dong den doi phuong. Vay phai lam sao?

Cai dang noi chinh la dieu nay! Phai lam sao? Day la cau hoi cac ban can phai tra loi.! Chung ta la nhung nguoi luyen vo, it nhieu cac ban cung hoc duoc nhung cach thuc, phuong thuc lam sao de co the khong che duoc doi phuong. Cai hay la o day, chung ta luon co gang hoc tot, hoc sieu, nhung dang cap la o cho, minh cang it dung cang tot. It dung o day khong co nghia la minh khong trau doi no, khong luyen tap no tren dao duong. It dung o day la it dung o ngoai, it dung voi doi phuong, voi nhung ke dang co y dinh khieu chien voi minh. Chac chan cac ban se dat ra mot cau hoi tai sao nguoi ta co y dinh tan cong minh nhung minh khong danh tra. Mau chot la o day. Dieu the hien cao nhat, trinh do nhat cua mot Aikidoka do chinh la "ngan chan". Cai Hiep la o day, minh phai dung hoa, hoa hop lai cai mau thuan cua 2 ben, nhung cai toi, nhung cai chinh kien, su bao thu, su tranh dua gay gat giua 2 ben. Nhu vay, cai Hiep da duoc nang cao roi, da duoc de cao len roi.

Mot khi ban ngan chan duoc, ban se hieu duoc the nao la chu Hiep that su. Con mot khi ban khong the ngan chan duoc, dieu tat yeu la ban se su dung ki nang cua minh!

Ong cha ta co cau: "Ngua non hau da"! Dung day cac ban a.! Ngay luc dau vao tap vo, ai ai cung muon minh duoc nhu nhung huyen dai, danh don nhanh nhu thoat, manh me, uyen chuyen, linh hoat...Nhung mot khi cac ban dat toi duoc trinh do cua nhung anh dai nau, va chuan bi cho ki thi len huyen dai, cac ban se bat dau co nhung suy nghi khac biet rat nhieu, rat ro ret. Ngo, cac ba se ngo ra nhieu dieu! Va do la dieu minh da noi o tren!

Cac ban than thuong, hay tap luyen, hay de Aikido chay trong dong mau cua cac ban, hay de cho nhung dieu ban hoc duoc o dao duong tham vao nhung tho thit cua cac ban. Roi cac ban se co nhung thay doi tich cuc ma cac ban chac co le se khong ngo den.!

Chuc cac anh em Aikido thanh cong!

Wednesday, September 22, 2010

Tết Trung Thu 2010 – Aikido Huế.

Chạy giặc.


Chạy, chạy suốt từ thứ 7 đến chủ nhật, từ sáng đến tối. Ra vô nhà gửi xe cả chục lần: 8h tới sân ngồi đợi Vũ đem dàn âm thanh tới rồi đưa lên sân tập. Sau đó đi Đông Ba market mua trái cây, về lại sân cất đồ. Qua Thuận Thành "supermarket" mua đồ ăn vặt. Rồi qua thẳng BigC "supermarket" mua đồ ăn cho bữa chính. Sau đó về sân cất đồ tiếp lần 2. Đơn thương độc mã vô sân dọn dẹp cái tủ khủng khiếp lộn xộn tới 13h về. Tắm rửa ăn uống tí, nghỉ ngơi chút xíu, qua nhà sách Phương Nam ngồi cafe đọc sách với thằng bạn. Chà, không khí trong đó thật mát mẻ, thêm việc lội chợ nhiều nên mệt, thành ra rất chi là muốn ngủ một phát ^^. Ngồi tới 15h30 mò lên sân lại, mở cửa, lao đi làm việc. Tìm cái ông Tuấn chi đó phó giám đốc trung tâm TDTT để hỏi mượn bàn ghế. Sau thiếu dao để cắt trái cây + đồ ăn, lại chạy về nhà bợ 2 cây lên, thêm cái bơm để bơm bóng nữa. Mà mô có phải lên sân liền, còn phải chạy đi mua giấy dầu về viết thư pháp nữa, lộn lui lộn tới tìm chả ra chỗ, thôi thì để Hiếu bạn đi mua cho nhanh. Cả bọn có làm cái lồng đèn thiệt là to nhá, cỡ 32*45*60 áh. Đẹp lung linh :D Giờ thành tài sản của sân. Còn những đèn lồng nhỏ thì mấy đứa mô có làm thì xách về kỉ niệm :D






Bọn con trai thì lo thiết kế nội thất, bọn con gái thì lo vụ ăn uống. Mình đứng bù lu bù loa điện thoại với việc vắt chanh làm nước giải khát, búi xờm xờm. Lúc này đã là 17h hơn. Bé Phương thì vác cái máy ảnh lon ton đi chụp quanh quanh. Phía đằng kia chị Vy thì viết thư pháp để tụi thằng Hiếu với Hưng làm cái "đại lồng đèn" :)). Cách đó mấy bước chân thì tụi thằng Long với mấy thằng em mày mò cái dàn âm thanh. Còn ở đây, gồm chị Tuyết, chị Minh, bé Thương, mình, Trang, chị Ly, rối đầu với cái đống "lương thực" nào là nem, dưa leo, cải thảo, bánh sandwich, xúc xích tỏi, chanh, táo, xoài cho cả "làng". Ui chào, như cái chợ. Bên cạnh thì mấy đứa Kún, Triết, thêm ai đó bơm bong bóng, bể cả mấy chục cái chơ không ít :( Mà tóm lại, mọi thứ thật là nhộn nhịp.


Sau một hồi bơm bóng, Kún mon men tới cắt xoài, ngơ ngơ cầm cây "đoản đao" (dao thái) thế "lào" mà cắt phát đứt phéng tay, máu tuôn thành dòng khó ngăn lại được, thế nhưng mặt vẫn tươi tỉnh. Sau khi được sư tỉ Thương cấp cứu, đã đem ngón tay được "bó bột" (dán băng cá nhân) đi show hàng với giang hồ như một chiến tích oanh liệt =)). Ở bàn hội họp đủ mọi thứ thức ăn cho cả "đại làng", sư tỉ Ngọc với sư tỉ Thương quá đói vì phải chạy như con điên suốt cả buổi chiều, đã mon men liếng thoắn "biển thủ" vài miếng xúc xích + nem ngon chảy dãi. Nhưng lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt, đã bị Hưng đại hiệp phát hiện. Nhanh như cắt, sư tỉ Thương đưa nhanh một miếng xúc xích lên "cửa khẩu" hối lộ Hưng đại hiệp. Nhận ra tấm lòng thành của hai tỉ muội (trong việc hối lộ), Hưng đại hiệp đã chấp nhận và cũng im ỉm nhai ngon lành =)). Chưa kịp bình tâm, một đôi mắt lạnh băng như dầu gội Clear bạc hà của Minh cô nương đằng sau phóng tới, thế là lại một lần nữa, Thương cô nương cũng đã lấy được sự im lặng của Minh cô nương. (dân đói với nhau nên dễ thông cảm =)))



Mở màn.


Mọi thứ đã xong xuôi, đến giờ mời các đại biểu vào dự đại hội. Mở đầu là lời giới thiệu của chủ tịch lễ lội kiêm trưởng ban tổ chức lễ hội (tự sướng tí :))) là tớ - Ngọc tỉ, mà răng nghe như "củ khoai lang" của vua í nhỉ. Sau đó là màn biểu diễn của các nhóm 1, 2 và 3. Nhóm 1 biểu diễn các thế chém Shomen, đồng tác chèo thuyền Fune Kogi Undo, cộng với vài động tác "lắc" đúng điệu trong bài Nobody của WonderGirl, động tác "nhún mông" cùng tên với bài hát "sorry sorry" của nhóm SuJu. Nhóm 2 lấy tên là Heo con thì "hoà tấu" bài cùng tên là Heo con mà nhìn lại thì toàn heo ốm đói, tong teo tóp tép. Còn nhóm 3 thì máu rock, chơi bài Tìm lại của Microwave.


Đã xong phần mở màn cho cái Tết Trung Thu, Tiếp đến là phần trò chơi do Ngọc tỉ  - là tớ sưu tầm được. Trò đầu tiên là trò cặp đôi đạp bóng. Một cặp gồm 1 nam 1 nữ, chân trái người này cột vào chân phải người kia. Bốn đội như thế, mỗi đội gắng đạp bể bóng của đội kia và không làm đứt dây hay bể bóng của mình, đội cuối cùng dây cột còn nguyên và bóng còn trong ngón cái thì thắng. Bốn cặp thôi mà cũng hoảng loạn gớm. Sau thì cặp của Trường với Trang thắng thì phải.


Tiếp theo là trò “sâu thi chạy”, một đội khoảng 7 người đứng thành hàng dọc, rồi cột chân trái người đầu tiên với chân phải người thứ 2, chân trái người thứ 2 cột với chân phải người thứ 3 rồi cứ thế cho đến hết. Rồi hai đội đi một vòng từ đầu này đến đầu kia rồi quay ngược lại, đội nào về đích trước là thắng. Cuối cùng đầu đàn là Vũ đã thắng. Tất nhiên đã chơi thì có thưởng, phần thưởng là bì kẹo mút Alpenliele hương dâu mấy chục cái đó :D



Giải lao.


Xong 2 trò thì nghỉ chút, đang loay hoay tiết mục ca nhạc của những ai có đăng kí thì mình thẻ thọt đi tìm miếng ăn đầu tiên. Chà, sandwich kẹp với cải thảo, xúc xích tỏi, dưa leo, thêm chút Mayonnaise với tương ớt Chinsu nữa, ngon cực nhá :)) Sau thấy mình chỉ ăn một mình thì “hư” quá,  bảo anh chị em lên ăn tối luôn, giống như là tiệc đứng rứa. No nê căng chành bụng, tiếp tục chương trình với hai trò chơi kinh dị để dành chơi sau cùng. Trò thứ nhất là trò đập bể bóng bằng "cửa sau"=)) Hai đội, mỗi đội 3 cặp nam nữ, giữ bóng bằng lưng, đi lên đến đích được chỉ định thì nam kẹp bóng giữa hai đùi, nữ ngồi đè lên thế nào cho bóng bể rồi cặp tiếp theo mới được lên =)) Chơi trò này nam lỗ chết cha, bóng bể là sợ mất đời zai =)) Sau đội thứ 2 thắng, đội của Nhóc về thứ 2 thôi, bùn ghê áh. Hic hic.... :))


Tiếp theo là trò bón sữa chua, trò này cũng gớm. Cho 3 cặp nam nữ, cả nam lẫn nữ phải bịt mắt, nữ cầm hộp sữa chua đút cho nam ăn, cặp nào xong trước thì thắng. Vì mấy cặp thông minh, nên không đút vô mũi nam nhưng mặt mũi cũng bãi dãi sữa chua tùm lum tùm la. Chơi trò gớm này tất nhiên phải chụp ảnh làm kỉ niệm rồi :)) Mấy đứa con trai để nguyên “hiện trường gương mặt” mà chụp =)) Sẽ post ảnh sau.


Sau đó thì cả sân hát tập thể bài Tình ca du mục với tay đệm đàn guitar là Vũ pro. Tiếp theo là live show của những người đã đăng kí :D Lúc này thì cũng khoảng 21h kém rồi, nên có phần về bớt, thế là dồn mọi người lại một góc, gần cái dàn âm thanh để ngồi chơi. Cùng hát những bài hát bất hủ của Đoàn thanh niên như Nối vòng tay lớn, bài tập đếm 1 đến 10, mà chỉ hát được tới 5. Sau sực nhớ mình quên mất sự kiện chính của tết Trung thu là tặng quà cho em nhỏ, nên vội vàng lấy quà ra tặng. Lúc này chỉ còn bé Dương, cu Tom thôi. Thế là Tặng quà cho hai em, chụp một kiểu ảnh. Tiếp theo, anh Hiến bày ra một trò chơi,  gọi là “mì xào giòn”, trò đấy cụ tỉ (nghĩa là cụ thể và tỉ mỉ) như thế này: xắt xắt xắt a lí (động tác hai tay giống như chặt thịt), xào xào xào (hai tay giống luyện thiết sa chưởng), bum bum bum a lị (hai tay vỗ vào mồm như mới lỡ lời gì đó), bào bào bào (hai tay gãi gãi vô sườn như bị ghẻ =))), xắt a lí, xào, bum a lí, bào, xắt a lí, bum a lí, là tô mì xào (xoè cánh tay phải ra như đang giới thiệu tô mì). Cứ mỗi từ được nói 3 lần là làm động tác cũng 3 lần như thế. Ối zời, càng lúc nói càng nhanh, thêm động tác nữa, búi xờm xờm, mà vui cực. Sau cũng trễ rồi, cả mấy bọn còn lại khoảng 17 người dọn dẹp sân tí chút, chụp dăm chục kiểu ảnh nữa rồi đóng cửa về. Chà, lúc này khoảng 21h30 hay 22h kém gì đấy rồi.



Happy ending.


Về tới nhà, việc đầu tiên nghĩ tới là phải đi tắm, tiếp theo là rất muốn ngủ, vì chạy cả ngày, phờ phạc cả người. Nhưng tắm xong lại thoải mái, online tí chút :)) chat chit với đám bạn. Cảm giác hạnh phúc vì buổi giao lưu trung thu không đến nỗi tệ, cũng coi là thành công, với sự chuẩn bị của vài tên sinh viên non nớt chưa có kinh nghiệm trong việc làm BTC. Nhưng dù sao, mọi người thấy vui là tốt rồi. Vì kinh nghiệm chưa có nên thiếu sót là điều dễ thấy, nhưng mà không sao, như thế mới là vui, chứ hoàn hảo quá, cũng không thể cảm nhận trọn vẹn cái niềm sung sướng được làm BTC :)).



Chúc anh chị em Aikido Việt Nam một trung thu ấm áp. Chúc cho ai đọc bài này cảm nhận được chút hạnh phúc của ngày Tết Trung Thu.



Sau đây là ảnh chụp Trung Thu.



Cái đèn ông sao này là bé Phương xí trước.




Khung lồng đèn.




Cái ni Nhóc cực thích, mà mất tích đâu rồi áh.




Thương em.




Khánh.




Hiếu.




Những cái lồng đèn nho nhỏ :D






Hưng.





Tom em.




Hopichan




Trăng sao đầy............tường








Kún em đang gói quà.





Giấy nháp






Mấy dĩa trái cây





Trình, em của Hiếu




Nem, xúc xích xông khói, ngon cực.




Nhóc làm thịt chị Tuyết. Doạ dẫm nhau tí ^^






Chị Tuyết.




Bé Kún + Trang bạn.




Phồng mồm trợn mắt cận






Bàn ghế mượn của trung tâm.





Bé Phương, ku Trường, Trang bạn.




Trường em, Hiến anh, Hiếu bạn, Triết em, Nhóc, Thương em, Kún em




Nhóc chạy cả ngày nên phờ phạc cả người.




bé Kiều với chị Tuyết




Bé Phương lớp 9 và bé Kún lớp 8 =))






Nơi để dàn âm thanh với cái lap của Long đại hiệp




Một trong những bàn tiệc sau khi đã dọn ra.



Thầy Trí, sư mẫu, ku Tín.




Nhóm 1 biểu diễn thế chém Shomen, Fune Kogi Undo, "nhún mông" bài "Sorry sorry" của SuJu, lắc lư bài "Nobody" của Wonder Girl.




Nhóm 2 tên Heo con thể hiện bài Heo con mà nhìn chả có con heo mô hết =))



Nhóm 3, nhóm đã thể hiện bài Tìm lại của Microware trong phần mở đầu chương trình.




Trò đạp bóng




Trò chơi Sâu thi chạy gồm 2 "con sâu"





Hệ thống ánh sáng chỉ toàn nến.






Đại lồng đèn.









Cuối buổi, mọi người ngồi lại một góc, cho gần nhau thêm ^^