Đây là dạng bản của một loạt bài về các vấn đề lý thuyết căn bản trong Aikido. Võ sư Ngô Quyền, nhà tiên phong trong việc biên soạn tài liệu lý thuyết Aikido, đã thực hiện việc thuyết trình loạt bài nầy khi còn là Trưởng ban chuyên môn đầu tiên của hội Aikido Tp. HCM vào khoảng 1985-1986.
Aiki-Viet hân hạnh giới thiệu tài liệu học tập nầy để giúp các HLV có thêm chất liệu trong việc giảng dạy lý thuyết, đồng thời ghi nhận công lao của một cánh chim đầu đàn của phong trào Aikido Việt Nam, người đã dành nhiều công sức cho việc hình thành một “corpus” cho môn học lý thuyết Aikido.
Vs. Ngô Quyền cùng các huyền đai năm 1971
và Vs. Đặng Thông Phong
BÀI 1: SỰ QUAN TRỌNG CỦA LÝ THUYẾT TRONG BỘ MÔN HIỆP KHÍ ĐẠO
Vs. Ngô Quyền
I. ĐỊNH NGHĨA:
LÝ THUYẾT là nền tảng, lý luận cơ bản để triển khai thành phương pháp hành động, kỹ thuật trên chiều hướng nhất định để đạt đến mục tiêu xác định.
II. NHẬN ĐỊNH:
* Lý thuyết ví như hồn, kỹ thuật, hành động là vận động của thân xác, do đó lý thuyết là tinh thần đã định hướng để chỉ đạo kỹ thuật, hành động được thể hiện qua vật chất.
* Muốn hành động tốt, trước cần xác định mục đích, sau phải hiểu rõ phương pháp trên cơ sở chỉ đạo của lý thuyết. Do đó, có nắm vững lý thuyết mới triển khai đúng được phương pháp để đạt tới chỗ tinh vi của kỹ thuật và ứng dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
* Một hướng dẫn viên, nhất là một HLV không thấu đáo kỹ thuật Hiệp Khí Đạo chắc chắn sẽ lúng túng trước những câu hỏi của học viên. Vì chính mình không biết đang hướng dẫn học viên tới đâu, nên trước sau cũng lạc đường hoặc thiếu tin tưởng về bộ môn vì không hiểu mục đích, tôn chỉ cao đẹp của Hiệp Khí Đạo.
* Học Hiệp Khí Đạo mà không có lý thuyết chỉ đạo thì chỉ học được cái THUẬT của nó mà thôi và Hiệp Khí Đạo chỉ còn là một môn NHU THUẬT.
III. KẾT LUẬN
1 – Lý thuyết là kim chỉ nam cho hành động Hiệp Khí Đạo bao gồm: kỹ thuật, xử thế trong cuộc sống.
2 – Không nghiên cứu lý thuyết thì không hiểu sâu sắc sức mạnh của tinh thần -> không hiểu khí -> không phát được khí -> NO KI NO AIKIDO (Tohei).
3 – Không phải kỹ thuật là HIỆP KHÍ mà HIỆP KHÍ được phát động trong kỹ thuật (Shirata).
BÀI 2: KHÁI QUÁT DANH TỪ HIỆP KHÍ ĐẠO
I. ĐỊNH NGHĨA TỪNG CHỮ:
HIỆP = HỢP -> Hòa + Thuận + Chủ động khác với Đối kháng.
• Ai (Nhật): - Hợp.
- Ái là tình thương.
KHÍ: - Năng lực xuyên suốt vạn vật trong vũ trụ.
- Cái làm “vạn vạt đồng nhất thể”.
- Do cái chỗ giống nhau đó mà có thể hòa hợp.
- Trong con người: Khí là năng lượng cho mọi sinh hoạt, từ tinh thần tới thể xác, sức sống (sinh KHÍ, KHÍ sắc,…).
ĐẠO: Là con đường, phương pháp đưa tới mục đích cao đẹp của cuộc đời, làm ta sống vui, khỏe và có ích. Nâng cao ý nghĩa của cuộc sống.
II. TỔNG QUÁT DANH TỪ HIỆP KHÍ ĐẠO
Một phương pháp luyện tập có cơ sở lý luận đúng đắn đưa chúng ta đến cuộc sống đầy ý nghĩa, tốt đẹp hơn , biết “hoà ái đại đồng” trên căn bản KHÍ.
Đối với cá nhân: tâm thể hòa hợp tạo sức mạnh tổng hợp, sự yên vui, hoạt động hữu hiệu.
Tập thể: Tương quan thuận lợi là đem lại tinh thần và mọi tốt lành.
Thiên nhiên: thích ứng tốt, tự điều chỉnh, duy trì sức khỏe tốt.
Do đó , AIKIDO được mệnh danh: Võ học của tình thương, một chân võ đạo.
BÀI 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HIỆP KHÍ ĐẠO QUA CUỘC ĐỜI TỔ SƯ UESHIBA MORIHEI
Để hiểu rõ ý nguyện của tổ sư khi thành lập AIKIDO, chúng ta cần tìm hiểu cuộc đời với sự học và nghiên cứu võ thuật của tổ sư. Ta có thể tạm chia ra 3 thời kì với những động cơ thúc đẩy:
1- Học võ để được khỏe và thắng được kẻ thù của gia đình.
2- Học võ để chiến thắng và trở nên vô địch.
3- Nghiên cứu Triết Đông cùng đạo lý để kết hợp và thể hiện qua võ thuật để lập ra một Chân Võ Đạo.
Giai đoạn 1: Do lòng thù hận, muốn bảo vệ danh dự của gia đình, dòng họ nên học võ, luyện tập thể lực cộng với trang bị kỹ thuật chiến đấu tốt để chiến thắng. Nhung đúng lúc đạt được khả năng phục hận, thì mục tiêu này trở nên tầm thường với con người cao ngạo.
Giai đoạn 2: Muốn trở thành vô địch để trở thỏa lòng tự ái, danh dự cá nhân thì phải nghiên cứu học hỏi thêm nhiều với võ thuật. Nhưng khi đạt được đỉnh danh vọng với tuyệt kỹ, Ueshiba Morihei thấy sự chiến thắng này vẫn chỉ Tương đối và Hữu hạn, nên vẫn chưa thỏa mãn được chí lớn của tổ sư.
Giai đoạn 3: Khắc khoải đi tìm chân lý,một nhân sinh quan đúng đắn, ông nghiên cứu triết lý Đông phương, nghiền ngẫm, suy tư, tu luyện giác ngộ: Hiệp khí đạo ra đời.
Gương sáng: ngoài thời gian truyền thụ, Tổ sư vẫn chuyên cần luyện tập không ngừng cho đến hơi thở cuối cùng để tiến tới hòa đồng trọn vẹn cùng vũ trụ.
BÀI 4: KHÁI QUÁT TRIẾT ĐÔNG : DỊCH LÝ
Khu trú: Khí = Năng lượng nguyên thủy= nhất nguyên.
Âm Dương = Lưỡng Cực
I. ĐỊNH NGHĨA:
Dịch lý = cái lý (nguyên tắc, quy luật) biến đổi sinh hóa của vạn vật, được đúc kết qua quan sát cộng với kinh nghiệm trong tự nhiên rồi từ đó suy luận ra.
Vũ trụ quan đông phương.
Dịch lý được dùng làm cơ sở luận, triển khai để chỉ đạt trong các môn khoa học Đông phương: y học, võ học , chính trị, kinh tế, quân sự …
II. TÓM TẮT KHÍ HÓA HÌNH THÀNH VẠN VẬT
1- Thuở ban sơ: hỗn mang chi sơ = tiên thiên Khí xoay vần trong phạm vi: Thái cực
2- Âm Dương: lưỡng cực , lưỡng nghi, tác động lẫn nhau
3- Tứ Tượng: thiếu dương, thái dương, thái âm, thiếu âm.
4- Bát Quái: 8 quẻ, 8 hình thái pha trộn âm dương. (CÀN, LY, CẤN, CHẤN thuộc dương, Khôn Khảm, Đoài tốn là Âm)
5- Khi Âm Dương tiếp tục tác động lẫn nhau nảy sinh ra vạn vật trong đó Người sống trên mặt đất (Âm) và dưới bầu trời (Thiên) nên bẩm thụ đầy đủ Âm Dương, được gọi TIỂU VŨ TRỤ THIÊN ĐỊA NHÂN có tương quan với nhau trên cơ sở Khí tác động qua lại (tương quan giữa con người với môi sinh).
III. TRIỂN KHAI
A. KHÍ
B. Khí: nguồn gốc vạn vật , gồm âm dương mà sinh hóa
Bao trùm cả vũ trụ, có trong vạn vật cho tới vật nhỏ nhất
Trong vũ trụ, khí tán= khí , khí tụ= hình (vật chất)
Khí Hóa biến đổi không ngừng
- sự sinh tử chuyển hóa của vạn vật
- trong một ngày sáng đến tối
- trong một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Trong một đời người: sinh, trưởng, thâu, tàng.
Ý nghĩa của từ truyền thống
Tìm hiểu khí trong các danh từ:
SINH KHÍ, TỬ KHÍ, HÒA KHÍ, NỘI KHÍ, SÁT KHÍ, KHÍ SẮC, THẦN KHÍ, CHÂN KHÍ, KHÍ THỂ, HÀO KHÍ, ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG ĐỒNG KHÍ TƯƠNG CẦU
C. ÂM DƯƠNG
1. KHÍ THÁI CỰC động sinh Dương, động cực là tĩnh (nghỉ ngơi), tĩnh sinh Âm, tĩnh cực là động lại.
ĐỘNG TĨNH VÔ ĐOAN (không thấy đầu mối)
ÂM DƯƠNG VÔ THỦY (không rõ bắt nguồn từ đâu)
2. Âm Dương:
hai mặt tương phản nhưng đối đãi nhau của thái cực.
hai mặt đối lập trong thể thống nhất của mọi sự việc
3. Quy luật âm dương
a. Hỗ căn bình hành: Tác động sinh hóa lẫn nhau, sinh lẫn ra nhau = trong Âm có màu Dương và ngược lại.
b. Biến hóa:
Theo tỷ lệ (tương đối), không bao giờ có Thuần Âm, Thuần Dương
Theo chu kì SINH TRƯỞNG THÂU TÀNG
Thuần (thường biến) khác nghịch (nghịch biến)
c. Phản phục:
Vật cực tắc phản (sự việc đến cùng trở lại thế đối lập)
Thái Dương (cực) là Thiếu Âm là Thái Âm (cực)
Vật cùng tắc biến, có biến mới thông được
4. Đặc tính:
DƯƠNG:
Nhẹ, bốc lên, nóng, ly tâm, lửa, sáng, cương, chủ động
ÂM
Nặng, lắng xuống, lạnh, hướng tâm, nước, tối, nhu, thụ động.
Hãy tập phân biệt:
Bộc lộ / thầm kín, yêu / ghét, bát ái / thù hận, vị tha / ích kỉ, xây dựng / tàn phá, trước / sau, đẩy / kéo, công / thủ, omote / ura, irimi / tenkan.
BÀI 5: ỨNG DỤNG DỊCH LÝ VÀO HIỆP KHÍ ĐẠO ĐẶC THÙ CỦA BỘ MÔN
Hướng tự nhiên của CON NGƯỜI: hướng Thượng –> Dương
Vì: Con người sống trên mặt đất, gần Âm hơn, dễ bị Âm hóa, cần dương hóa để được quân bình.
Cuộc sống ngày càng lệ thuộc vào vật chất nên cần được dương hóa
Con đường AIKIDO giúp ta sống thuận theo những nguyên tắc biến hóa của tự nhiên, điều hòa âm dương để được quân bình, sống khỏe, hạnh phúc, có ích, và hòa hợp trong tập thể.
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
I. HỢP
A- THUẬN: phối hợp là bài toán của sức mạnh. Nhưng tuy hòa hợp mà không lẫn vì vẫn chủ động.
1. Trong một cá nhân:
Buông lỏng Tâm Thể
a/ Thể: trọng lượng giảm trọng tâm ở đáy thân (vùng đan điền) khiến cơ thể được quân bình, ổn định, vững vàng.
b/ Tâm: không ấy động, khí lực vốn hay tản mạn do tạp niệm để quy về một mối (Khí hải). Phối hợp sức mạnh Tâm Thể: sức mạnh tổng hợp tối đa phải được tập trung vào nơi giao điểm của Tâm Thể:
KHÍ HẢI ĐAN ĐIỀN (KIKAI TANDEN) = DUY NHẤT ĐIỂM (SEIKA NO ITTEN) để:
- Tâm tĩnh – nghỉ ngơi – sáng suốt – chỉ đạo phản ứng đúng, chính xác.
- Thể lặng – lơi lỏng – khi động, sức toàn thân phối hợp.
Sự phối hợp trọn vẹn TÂM THỂ - hiệu năng tối đa.
Thắng kỷ: Tích cực Dương hóa: khắc phục tình cảm Âm (hận thù, sợ hãi, ích kỷ, bất hợp tác, phá hoại, …) -> Trở thành con người có ĐẠO ĐỨC.
2. Với đối nhân trong tập thể:
Hóa giải mọi công kích từ tinh thần đến thể xác, hòa hợp mà không bị động để dẫn (chủ động, hướng dương) nhằm tạo một hoàn cảnh ổn định, tốt đẹp hơn:
HÒA BÌNH - > Âm Dương được quân bình.
3. Trong thiên nhiên:
Sống hòa thuận với quy luật của tự nhiên giới, tự điều chỉnh để thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống, biết tiếp thu đúng cách năng lượng trong thiên nhiên - > Sống khỏe, lâu + có ích cho mọi người.
B- BẤT TƯƠNG TRANH:
Hòa hiệp để duy trì tương quan cân đối.
1. Không tìm chiến thắng tương đối vì:
• Nếu Thắng -> sẽ bại; trẻ thắng -> già bại => chỉ để thỏa mãn tự ái (ÂM)
• Dùng nỗ lực cả đời chỉ để THẮNG TƯƠNG ĐỐI là phí phạm, không sáng suốt.
• Thắng -> chủ quan, kiêu, tự mãn, sung sướng trong đau khổ của người khác.
• Bại -> Cố gắng thắng lại bằng mọi cách: gian lận, không chính đáng, không tinh thần thượng võ / thể thao,…; Thua hoài -> bi quan, chán nản, …-> ÂM
2- Tích cực, kiên trì CHIẾN THẮNG TUYỆT ĐỐI: THẮNG MÌNH. Thật xứng đáng dù mất cả cuộc đời để chiến thắng kẻ địch, vĩ đại nhất: Bản Thân (lười biếng, tiêu cực, ích kỉ, kiêu mãn, chủ quan…. ) để trở thành người Đạo Đức (Tâm), Cường Tráng (Thể), có ích cho gia đình, xã hội (Hòa Hợp tốt có Chủ động- hướng Dương).
3- Không thi đấu / tranh tài: Vì có thi đấu tất phải có quy luật hạn chế, không phát huy, phát triển, sáng tạo (biến hóa là dịch).
- Giới hạn sự phong phú, đa diện, đa năng của AIKIDO không nâng kĩ thuật AIKIDO lên hàng nghệ thuật được, không đạt được Chân Thiện Mỹ (không đạt đạo).
II- TÌNH THƯƠNG: (tình cảm, khác hận thù) cho đi khác với chiếm đoạt.
Yêu: đề tài vô tận của Văn Nghệ Thuật.
Nhỏ: tình lừa dối.
Lớn hơn: tình quê hương, nòi giống, tổ quốc.
Lớn nữa: yêu nhân loại, vạn vật, thiên nhiên…
Tình Thương chính đáng: không ủy mị tham lam.
Tình Thương: động cơ thúc đẩy Hiệp Khí, và làm.
- Hưng phấn, lạc quan, tích cực.
- Động cơ của mọi hành động cao đẹp: hi sinh, giúp đỡ, tha thứ, cảm thông, nhẫn nhường…
- Xây dựng chứ không hủy diệt, phá hoại.
- Hòa bình chứ không hiếu chiến.
- Phục vụ tốt (gia đình, tập thể, tổ quốc, nhân loại).
Nhờ biết lấy tình thương làm gốc cho nên AIKIDO trở thành võ đạo (khác võ thuật):
- Không có độc chiêu sát thủ.
- Hòa hợp trọn vẹn.
- Hướng dương là hướng của phát triển tốt đẹp.
- Biến đối nhân là hòn đá mài, cùng luyện tập, xây dựng cho nhau để trở nên hoàn thiện (âm dương hổ căn+ bình hành là biến hóa cân đối, tốt đẹp hơn).
III- LUYỆN KHÍ: No ki, no Aikido.
Khí tản mạn trong cơ thể là Yếu
Khí tập trung, kết hợp (tâm thể) liền lạc là Mạnh
Luyện nội lực theo AIKIDO
1. TẬP TRUNG: (vào nhất điểm).
Thư giãn (buông lỏng, thoải mái) Tinh Thần + Thể Xác
Hô hấp sâu: - tiếp ki vũ trụ.
- Định khí Đan Điền
- Ý dẫn khí về
Vững ổn + tràn đầy năng lượng (ki)
Duy trì tình trạng tập trung , quán tính, làm
- Thoải Mái, không tiêu hao ki vô ích.
- Bình tĩnh, sáng suốt, hiệu năng tối đa
2. PHÁT LỰC: (sau khi khí đã qui tụ về nhất điểm)
Như đi-na-mô xe đạp, quay càng nhanh điện càng mạnh, càng tập luyện phát lực, khí lực càng sung mãn. Khí vũ trụ càng thâm nhập vào cơ thể nhiều hơn.
Cần phân biệt Cương Khí khác với Nhu Khí.
Trong AIKIDO: Trong nhu có cương: mềm dẻo nhưng không bao giờ gãy
Luyện tập phát lực chủ yếu trong:
- Aiki Taiso
- Tai Sabaki
- Kokyu Ho rồi từ đơn giản đến phức tạp
- Kokyu Nage cùng các kĩ thuật khác
Lực được phát dộng từ vùng Nhất Điểm, tâm của “trái cầu đẩy năng lượng” (DYNAMIC SPHERE).
3/ DẪN (đối phương) Hòa + Dẫn có nghĩa là mình ổn định đối nhân mất quân bình.
A/ Dẫn Lực: theo đường vòng cầu quanh tâm = nhất điểm.
Theo đường cong đổi hướng xoay chiều một cách uyển chuyển linh động tùy tình huống để Tá Lực Đả Lực + Khí Lực.
B/ DẪN Ý: Xóa mục tiêu đúng lúc làm đối phương lỡ trớn.
Để dễ dẫn lực (vì Ý điều khiển lực).
Trình độ cao: chỉ với sự trầm tĩnh, bình thản vững vàng có thể hóa giải được sự hung hăng, gây hấn…
Bài VI: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT AIKIDO
I. TRÊN SÂN TẬP
A/ Luyện tập kĩ thuật siêng năng, thể lực gia tăng, phối hợp với tập luyện Khí, giữ
- Vui vẻ, thoải mái
- Hô hấp đều đặn
Tập trung và duy trì nhất điểm.
Phóng khí và dẫn khí trong mọi kĩ thuật là tự vệ tốt
B/ Luôn xây dựng một tình cảm tốt đẹp, trong sáng, kỉ luật, trong tương quan: thầy trò, giữa bạn đồng môn để biểu lộ phẩm chất cao cả của Tinh Thần Hiệp Khí.
II. TRONG CUỘC SỐNG
Nhờ nghiên cứu thấu triết Triết Lí AIKIDO làm phương châm và siêng năng luyện tập kĩ thuật để ảnh hưởng tốt cho mọi sinh hoạt (tích cực ứng dụng triết lí AIKIDO vào cuộc sống).
A/ Đối với bản thân:
- Tinh thần ổn định, nghỉ ngơi (dưỡng thần) nên:
- Bình tĩnh (không dao động: lúng túng, nóng nảy..)
- Sáng suốt (lượng định tình hình đúng, không chủ quan, kiêu mạn, hoạch định và phản ứng đúng…) tự tin, tự chủ.
- Với tình thương tha thứ khác giận hờn, lòng yên vui…..
Thể xác luôn quân bình, buông lỏng (dưỡng khí, dưỡng tinh), không lãng phí sức khỏe, sức khỏe tăng tiến, phản ứng mau lẹ, chính xác, năng suất phục vụ cao.
B/ Trong gia đình, xã hội:
Luôn ứng dụng, hòa hợp, tinh, khí, thần, đoàn kết, xây dựng một gia đình vui tươi, xã hội ổn định, tiến bộ, hạnh phúc, thịnh vượng.
C/ Trong thiên nhiên:
Tự điều chỉnh thích nghi tốt theo biến chuyển của môi sinh, tinh thần lành mạnh trong một cơ thể cường tráng, vô bệnh.
BÀI 7: THỪA KẾ- PHÁT HUY PHÁT TRIỂN
I. THỪA KẾ
Hai nhiệm vụ
- Thừa hưởng (học hỏi đầy đủ)
- Tiếp nối (truyền đạt cho người sau )
a/ Thừa hưởng đầy đủ từ ý chí của sư môn, triết lí chỉ đạo của bộ môn, cho tốt kĩ thuật với các nguyên lí. Học hỏi cho tới khi sống và hành động đúng tôn chỉ AIKIDO.
B/ Tiếp nối cho thế hệ sau với cả tâm hồn để đào tạo lớp sóng sau hùng mạnh, tiến bộ hoàn chỉnh hơn đợt sóng trước.
Có hoàn thành được hai nhiệm vụ trên mới có thể PHÁT HUY PHÁT TRIỂN AIKIDO lớn mạnh và tốt đẹp hơn được.
II. HUẤN LUYỆN VIÊN và NHIỆM VỤ
Khi còn là môn sinh, ta kì vọng ở Thầy ta như thế nào thì lúc trở thành HLV, ta phải đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi đó.
HLV phải là mẫu mực cho học viên noi theo.
HLV phải coi học viên là cái gương phản chiếu.
V.S Ngô Quyền
Sưu tầm: aiki-viet.com.vn
No comments:
Post a Comment