Tuesday, January 18, 2011

Aikido - Nghệ thuật chống dao




Chống dao bằng đòn Irimi Nage




Chống dao bằng đòn Kote gaeshi




Chống dao bằng đòn Sankyo




Chống dao bằng Shiho nage





Video hướng dẫn các thế lăn, ngã trong Aikido





Xem để học tập nhé!

QUY LUẬT CHO NGƯỜI MỚI NHẬP MÔN CẦN GÌ KHI LUYỆN HIỆP KHÍ ĐẠO?


BƯỚC VÀO LUYỆN VÕ, KHÔNG AI LẠI KHÔNG THẮC MẮC VỀ PHƯƠNG CÁCH LUYỆN TẬP ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CHẮC CHẮN. NHỮNG THÔNG TIN SAU ĐÂY ĐƯỢC DỊCH TỪ TẬP TÀI LIỆU DO TRUNG TÂM VÕ ĐẠO (BUDO CENTER) BIÊN SOẠN, ĐỀ CẬP TỚI VÀI ĐIỂM ĐƯỢC COI LÀ HẾT SỨC HỆ TRỌNG CHO MỌI MÔN SINH HIỆP KHÍ ĐẠO. NHẬN THẤY NHỮNG THÔNG TIN NÀY KHÔNG CHỈ NÓI VỀ KHÍA CẠCH VÕ THUẬT KHÔNG THÔI MÀ NÓ CÒN LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY CỦA MỖI CHÚNG TA NÊN TÔI XIN MẠN PHÉP ĐƯỢC POST LÊN CHO MỌI NGƯỜI THAM KHẢO.




THỨ NHẤT: HÃY THÀNH THỰC

KHông chỉ riêng trong môn Aikido mà trong bất kỳ môn học gì, sự thẳng thắng luôn luôn thiết yếu. Nhiều người bị chính kinh nghiệm của bản thân mình cản trở nên khó có thể học tập những điều gì mới một cách cởi mở. Những người như thế đã vướng vào một tật xấu. Họ thường phê phán sự việc đơn thuần là dựa vào kinh nghiệm hẹp hòi của bản thân và nghĩ rằng cái gì hợp với họ là đúng, cái gì không hợp với họ là sai. Tiến bộ không nằm trên con đường đó.
Giả dụ ta có một ly nước đầy. Nếu ta cứ đổ nước vào thì nước sẽ tràn ra và cuối cùng chỉ còn lại được một chút mà thôi. Nhưng một khi ta đã đổ hết nước trong ly đi thì cái ly lại có thể chứa đầy nước mới. Nếu đầu bạn chậc ních những sự việc này nọ thì bất kể bạn học điều gì, dù hay đến mấy cũng khó mà học nổi. Thẳng thắng và thành thật là một con đường tốt để bạn ném bỏ những gì vô ích trong đầu đi. Aikido là một môn học giúp bạn tiến bộ trong việc di chuyển từ một thế giới ca ngợi thân xác sang một thế giới đặt trọng tâm ở tinh thần, từ một thế giới nhị nguyên sang một thế giới tuyệt đối, và từ một thế giới chiến đấu sang một thế giới hòa bình. Cũng hệ như ta đi từ thế giới âm ba sang thế giới siêu thanh vậy.
Trong khi học nếu bạn không vận dụng mọi sự khiêm tốn thì môn học sẽ không bao giờ tồn tại với bạn. Nhiều người khẳng định là họ chẳn bao giờ tin đều gì ai nói. Những người đó luôn cảm tưởng rằng nếu họ không ngờ vực thì sẽ bị lừa gạt. Thực ra điều gì cũng có thể giải thích theo 2 cách, hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Nhưng rõ ràng sự ngờ vực thường xuyên chỉ chứng tỏ là ta không thể nghĩ tốt ngay cả về những điều tốt. Tuy nhiên, cũng nguy hiểm không kém nếu ta tin bất cứ điều gì, bới vì ta không thể biết lòng dễ tin của ta sẽ đưa ta đến đâu. Dù sao thì người ngờ vực mọi thứ trên đời khó tránh khỏi hoài nghi ngay cả chính bản thân mình nữa.
Những điều ta nghĩ và những điều ta hoài nghi hoàn toàn khác hẳn nhau, nhưng nhiều người vẫn lẫn lộn hai thứ. Nếu tháo đôi kiếng màu của ta ra và nhìn thẳng, ta có thể bảo cho ta biết đâu là đúng, đâu là sai. Học tập nhiều điều là một việc tốt, nhưng thẫt ngu dại nếu ta chính ta cứ làm trở ngại việc tiến bộ của mình bằng cách cứ lang thang trên quãng đường hoài nghi. Vì lẽ đó, trong Aikido, con người càng thẳng thắng và thành thực càng tiến bộ mau.


THỨ HAI: KIÊN TÂM
Nếu bạn bắt đầu một việc gì, bạn cần làm cho tới cùng. Trong trường hợp muốn kiếm một việc làm giải trí thì bạn có thể làm đây một chút, làm kia một chút, nhưng khi đã quyết tâm rằng đây là con đường cần theo đuổi thì bỏ nửa chừng là một lầm lẫn lớn. Sự kiện này còn chứng tỏ bạn khá yếu đuối về ý chí. Trong một vài trường hợp, có những điều kiện và giới hạn buộc bạn không thể tiếp tục việc bạn đã bắt đầu, nhưng bởi lẽ Aikido diễn ra ngay trong đời sống hằng ngày và bới lúc nào bạn cũng có thể hợp nhất thể xác và tinh thần nên bạn không có lý do gì phải bỏ dở cả. Bất cứ bạn quyết tâm học điều gì, dọc đường thể nào bạn cũng gặp phải một vài bức tường đá. Nhưng khởi sự một việc gì rồi bỏ hẳn lại là một việc khác hẳn. Ở trường hợp sau này, người ta đã tỏ ra không có thực tâm đi xa dù khi khởi sự có thể hết sức nhiệt tình. Trong việc rèn luyện Aikido cũng không thiếu những người rơi vào trường hợp này. Việc bỏ dở thường xảy ra nhiều ở những tháng đầu, khoảng từ 2,3 đến 6,7 tháng. Khi đã theo được 1 năm thì việc luyện tập có thể tiếp lục kéo dài. Nói khác đi, cần phải qua một năm mới biết mùi vị môn học ra sao.
Bất chấp quả chuông to lớn cỡ nào, ta chỉ cần gõ nhẹ nhất định nó phải buông ra một tiếng. Ta cần hiểu tiếng kêu nhỏ chính là sự yếu đuối của cái gõ chứ không phải do lỗi của quả chuông.
Cũng như câu chuyện cổ về mấy người mù và con voi. Mỗi người chẳng thể sờ tới toàn thân con vật nên đã quyết đoán con voi là cái phần mà họ sờ được. Từng cá nhân thì chẳng người nào nói sai, nhưng điều mà mỗi người mô tả lại không hề đúng với sự thật chút nào. Trừ khi ta có thể nhìn thấy toàn thể một vật. Trong những năm qua, có những người đã đưa ra những lời lẽ chứng tỏ họ có thể gom tất cả ưu điểm của nhiều môn võ thành 1 môn võ. Làm được điều này rồi truyền dạy lại thì quả là hết sức hay đẹp, nhưng vẫn phải coi chừng là rơi vào trường hợp của những người mù sờ voi. Khảo cứu bất cứ một điều gì cho tới mức tường tận thì đâu có dễ, nhất là hđối với trường hợp một võ phái nói chung, hay môn Aikido nói riêng. Ta vẫn phải cần luôn nhớ rằng Aikido liên quan đến việc nghiên cứu những qui luật của vũ trụ và đem chúng vào thực tế. Ta sẽ không thể không ý thức Aikido là cái gì ta sẽ tiếp tục suốt đời. Duy trì điểm duy nhất nơi bụng dưới mình để thoải mái và bảo toàn chân khí và những phần của cuộc đời dễ chịu và hạnh phúc hợp với thiên nhiên nhất.
Tất nhiên trở ngại thì lúc nào cũng đầy rẫy. Bất chợt nản chí, bất chợt cảm thấy cứng ngắc, bất chợt muốn buông xuôi hết hoặc bất chợt thấy mình quá hoàn hảo tới mức tự mãn. Những lúc đó việc bỏ cuộc rất dễ xảy ra. Thực ra mọi sự trở ngại đều có thể vược qua nếu người ta không than vãn không tìm cách biện bạch cho mọi lý lẽ của mình mà cứ tiếp tục kiên nhẫn thực hành môn học. Giữa được như thế thì kể như đã đạp đổ bức tường ngăn chặn con đường của ta. Lúc đó nhãn quang ta sẽ mở rộng, sự vật trở nên thú vị hơn và ta sẽ tiến bộ đều đặng. Nếu bất ngờ có 1 bức tường khác hiện lên nữa thì việc vượt qua không còn khó khăn nữa. Bởi lẽ ta đã bước vào thời điểm có thể coi mội trở ngại là một bằng chứng về mức tiến triển của ta. Tục ngữ đã nói: Ta chỉ tới được đức tin thực sự, khi nào đức tin đã thắng được hoài nghi. Cách để giành đưỡc điều đó là kiên nhẫn.


Bài viết sưu tầm tại Diễn đàn Aikido VJCC

Các thế nắm cơ bản trong Aikido


http://www.aikidosaigon.com/uchau/the_nam/18the_nam.jpg


Các thế nắm và tấn công căn bản trong Aikido.